Sáng 29/6, Quốc hội tiến hành thảo luận đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2023.
Tuy nhiên, bà Khánh Thu cho rằng, trong báo cáo cũng nhận định: Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh chưa giảm; tỷ số giới sinh ra sống chưa thay đổi… điều này có thể ảnh hưởng lâu dài đến cơ cấu dân số Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân mất bình đẳng giới tính.
Tuy nhiên, bà Khánh Thu cho rằng, trong báo cáo cũng nhận định: Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh chưa giảm; tỷ số giới sinh ra sống chưa thay đổi… điều này có thể ảnh hưởng lâu dài đến cơ cấu dân số Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân mất bình đẳng giới tính.
“Việt Nam nằm trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số; tuổi thọ trung bình của Việt Nam liên tục tăng, tính đến năm 2022 đạt 73,3 tuổi, nhưng số năm sống khỏe mạnh chỉ đạt 6 tuổi. Như vậy, người dân Việt Nam có gần 10 năm sống với gánh nặng bệnh tật, nhất là sau đại dịch COVID-19 biến đổi về cơ cấu bệnh tật đã diễn ra”, bà Khánh Thu nói đồng thời cho rằng, tất cả những việc này tạo áp lực lên hệ thống y tế, an sinh xã hội và các dịch vụ chăm sóc y tế.
Đại biểu cho biết thêm, năm 2017 Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết 21 về công tác dân số trong tình hình mới. Sau 7 năm triển khai thực hiện, công tác dân số đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng vẫn còn một số chỉ tiêu ước tới năm 2025 không đạt. Điều này khẳng định, mức sinh thay thế trên toàn quốc chưa bền vững, có biến động khó lường, mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể, chưa có giải pháp đồng bộ với thời kỳ “dân số vàng” và thích ứng với già hóa dân số…
Đại biểu cho biết thêm, năm 2017 Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết 21 về công tác dân số trong tình hình mới. Sau 7 năm triển khai thực hiện, công tác dân số đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng vẫn còn một số chỉ tiêu ước tới năm 2025 không đạt. Điều này khẳng định, mức sinh thay thế trên toàn quốc chưa bền vững, có biến động khó lường, mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể, chưa có giải pháp đồng bộ với thời kỳ “dân số vàng” và thích ứng với già hóa dân số…
Theo nữ đại biểu tỉnh Thái Bình, có nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra, trong đó có nguồn lực đầu tư cho công tác dân số bị cắt giảm mạnh trong khi đó mục tiêu lại đặt ra toàn diện, nhiệm vụ tăng lên so với giai đoạn trước; Cán bộ làm công tác dân số cơ sở kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ; chế độ chính sách đãi ngộ cho cán bộ công chức dân số xã, cộng tác viên dân số chưa thỏa đáng.
Để đạt được các mục tiêu để làm chậm tốc độ già hóa dân số, khuyến khích tỷ lệ sinh, đặc biệt tăng thời gian sống khỏe cho người dân, theo bà Trần Khánh Thu cần phải cải thiện hệ thống y tế, tăng cường năng lực y tế cơ sở, đào tạo nhân lực y tế và phát triển dịch vụ y tế chất lượng cao ở mọi lứa tuổi; bảo đảm đủ nguồn lực đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện công tác dân số nói chung và công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi nói riêng.
“Mục tiêu của ngành y tế không chỉ trị bệnh – cứu người mà còn nâng cao sức khỏe cả thể chất, tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nhân lực y tế có vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng góp phần làm nên bền vững dân số. Nhân viên y tế, đặc biệt là bác sĩ có chất lượng chuyên môn tốt giúp công tác khám chữa bệnh và dự phòng bệnh tật tốt”, ĐBQH Trần Khánh Thu khẳng định.
Đại biểu cho hay, thời gian qua, Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã có nhiều chủ trương nâng cao chất lượng y tế cơ sở; cải cách lương cho cán bộ y tế; tuy nhiên vấn đề đào tạo nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là bác sĩ với thời gian dài, trong khi học phí các trường y khoa luôn có mức học phí cao nhất. Có những trường công lập mức học phí lên đến 82,2 triệu/năm; có những trường ngoài công lập lên đến 180 triệu đồng/năm. Thời gian đào tạo dài đã tạo nên khó khăn đối với người học cũng như thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.