Đếm ngược chờ ngày thi lớp 10: Sĩ tử 2009 tăng tốc để ‘về đích’

Đến nay, các trường THCS trên địa bàn TP. Hà Nội đã hoàn tất việc tổ chức bế giảng năm học 2023 – 2024 và lễ trưởng thành cho học sinh lớp 9. Chương trình ôn tập tại lớp cũng đang đi đến những ngày cuối cùng trước khi học sinh bước vào kỳ thi chính thức.

Một tuần trước kỳ thi luôn được cho là thời gian rất quan trọng để học sinh bứt phá và về đích. Tuy vậy, nhiều phụ huynh cho hay, khoảng vài tuần trở lại đây, tâm lý của con họ có phần bị ảnh hưởng và xao nhãng với việc học.

“Mặc dù nhiều lúc em khá mệt mỏi do phải học quá nhiều trong suốt thời gian qua nhưng thời gian này em vẫn đang dồn hết sức để ôn luyện với hy vọng đỗ được nguyện vọng 1.

“Mặc dù nhiều lúc em khá mệt mỏi do phải học quá nhiều trong suốt thời gian qua nhưng thời gian này em vẫn đang dồn hết sức để ôn luyện với hy vọng đỗ được nguyện vọng 1.

Không chỉ em mà nhiều bạn trong lớp cũng rất áp lực trong giai đoạn này. Mỗi lần áp lực em thường không cố ép bản thân phải học mà thay vào đó sẽ nghỉ ngơi nhằm cân bằng tâm lý hoặc chuyển sang môn Tiếng Anh – môn sở trường của em để học”, Nguyễn Đạt, học sinh lớp 9 Trường THCS Thanh Xuân chia sẻ.

Trên một diễn đàn mạng xã hội Facebook, nhiều phụ huynh đã đăng tải nội dung đếm ngược chờ ngày thi vào lớp 10 với nhiều chia sẻ như: “đau tim quá”, “bật chế độ ngừng mọi hoạt động”, “áp lực hơn cả con”…

“Với các bậc phụ huynh, giai đoạn này cha mẹ nên ưu tiên cao nhất cho việc chăm sóc sức khỏe cũng như động viên tinh thần con, đảm bảo tâm lý vững vàng và tự tin vượt qua kỳ thi. Phụ huynh cũng không nên quá lo lắng, hãy để các con tự quản trị thời gian, tự thiết kế lịch học, lịch nghỉ ngơi”.

Cô Ngô Thị Thanh Trà – giáo viên môn Tiếng Anh cho biết, giai đoạn “nước rút” là giai đoạn thí sinh ôn tập để “ngấm” kiến thức và từ đó vận dụng vào làm đề luyện thi. “Trong quá trình luyện đề, thí sinh lưu ý không nên luyện theo kiểu số lượng, tức là làm tràn lan và sau mỗi đề chỉ đối chiếu kết quả xem mình được mấy điểm nhưng lại không chú ý tới việc sai ở đâu, vì sao sai, ôn lại lỗ hổng kiến thức bị sai đó. Lần sau, nếu có gặp, các em sẽ làm đúng. Khi vào phòng thi, các em cần đọc kỹ đề, gạch chân những từ khóa quan trọng đề bài hỏi để không bị đề “lừa” ở những câu đơn giản”.

Trước thông tin về số lượng học sinh lớp 9 năm nay tăng hơn khoảng gần 5.000 em so với năm học trước, có thể dẫn đến nguy cơ học sinh thiếu chỗ học, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương khẳng định, trên địa bàn thành phố hiện có nhiều loại hình trường phù hợp với năng lực, nguyện vọng học tập của học sinh. 

Năm học 2024-2025, ngoài hệ thống các trường THPT công lập, Hà Nội còn có hơn 100 trường tư thục, 29 trung tâm GDNN-GDTX và gần 50 cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tuyển học sinh lớp 10. Chỉ tiêu tuyển sinh vào trường công lập là 81.200 học sinh; còn lại 51.800 học sinh sẽ được tuyển vào các trường tư thục, trung tâm GDNN-GDTX, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

“Chủ trương được TP. Hà Nội duy trì nhiều năm nay là bảo đảm chỗ học cho 100% học sinh tốt nghiệp THCS. Ngành giáo dục Hà Nội đã và đang tích cực tham mưu với thành phố triển khai nhiều giải pháp quyết liệt hơn để mở rộng quy mô, mạng lưới trường học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em nhân dân Thủ đô”, ông Cương cho biết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *