Tại cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua bán vàng.
Theo đó, đến ngày 15/6, đơn vị nào không thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng sẽ bị rút giấy phép.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng trong 45 ngày. Đồng thời tiếp tục tổ chức các phiên đấu thầu vàng vào các ngày 21/5 và 23/5 tới đây.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng trong 45 ngày. Đồng thời tiếp tục tổ chức các phiên đấu thầu vàng vào các ngày 21/5 và 23/5 tới đây.
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt chính sách của cơ quan chức năng được triển khai nhằm ổn định thị trường vàng. Theo nhiều chuyên qua, đây là những giải pháp cấp bách, cần thiết triển khai trong bối cảnh giá vàng liên tục “nhảy múa” thời gian qua ảnh hưởng tới tâm lý của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Để bình ổn thị trường vàng, việc xuất hóa đơn theo từng lần bán đối với các cửa hàng kinh doanh vàng là biện pháp hiệu quả. Điều này góp phần tạo sự minh bạch cho thị trường và hạn chế việc buôn lậu, đầu cơ thao túng giá vàng.
Để bình ổn thị trường vàng, việc xuất hóa đơn theo từng lần bán đối với các cửa hàng kinh doanh vàng là biện pháp hiệu quả. Điều này góp phần tạo sự minh bạch cho thị trường và hạn chế việc buôn lậu, đầu cơ thao túng giá vàng.
Trao đổi với PV báo Sức khoẻ và Đời sống, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, những biện pháp liên tiếp trong thời gian ngắn vừa qua của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên qua là cần thiết và đúng trọng tâm. Việc siết chặt xuất hoá đơn từng lần với cửa hàng kinh doanh vàng sẽ làm minh bạch số lượng vàng mua vào bán ra của cửa hàng, hạn chế việc đầu cơ, buôn lậu, thu mua vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
“Các cửa hàng mua vào bao nhiêu, bán ra bao nhiêu sẽ được thể hiện ra hết, nếu mua vào ít nhưng bán ra nhiều hơn thì phần chênh lệch đó cửa hàng lấy từ đâu (?!). Quản lý chặt sẽ rõ ra tất cả, cũng giống như thị trường xăng dầu, xuất hoá đơn sẽ làm thị trường vàng minh bạch hơn rất nhiều”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chia sẻ.
Ngoài ra, vị chuyên gia nhận định, những biện pháp mạnh tay, đồng bộ như thời gian vừa qua sẽ giúp làm giảm bớt chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, từ đó hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư và ngăn chặn tình trạng đầu cơ vàng.
“Tất nhiên sẽ cần thời gian, nhưng các biện pháp hiện nay như xuất hoá đơn từng lần, thanh tra thị trường vàng, đấu thầu hay sự kiểm soát của các cơ quan liên quan,… sẽ giúp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới được thu hẹp. Hiện giờ mức chênh lệnh khoảng 10 đên 12 triệu đồng, nhưng thực hiện tốt các giải pháp có thể kéo chênh lệch giá về 5 đến 6 triệu đồng, thậm chí chỉ còn 3 triệu đồng như trước kia”, PGS.TS Thịnh nhận định.
Trong khi đó, để quản lý thị trường vàng hiệu quả, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng cần sửa Nghị định 24/12012/NĐ-CP theo thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam để giảm giá vàng trong nước, đồng thời phát huy được nghề kinh doanh trang sức.
Hiện nguồn cung vàng SJC hạn chế, bởi vàng SJC không được sản xuất thêm, chỉ còn ở trong dân và doanh nghiệp. Tiếp nữa là độc quyền vàng thương hiệu SJC tạo ra bất cập trong quản lý thị trường vàng.