Thí sinh đăng ký thi Đánh giá năng lực tại nhiều trường tăng kỷ lục

Nên sử dụng kết quả bài thi Đánh giá năng lực trong bao lâu?

Hiện cả nước có gần 10 kỳ thi xét tuyển đại học riêng và hơn 100 trường đại học sử dụng kết quả các kỳ thi này để tuyển sinh đầu vào, bên cạnh xét điểm thi tốt nghiệp THPT và một số phương thức khác.

Điểm mới năm nay thêm hai điểm thi: ĐH Đà Nẵng và Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Cụ thể, tổng số có 291 phòng thi, trong đó Quy Nhơn: có 5 phòng thi (169 thí sinh); Đà Nẵng: có 5 phòng thi (243 thí sinh); Hà Nội: có 281 phòng thi (11.125 thí sinh) được chia thành 11 điểm thi.

Điểm mới năm nay thêm hai điểm thi: ĐH Đà Nẵng và Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Cụ thể, tổng số có 291 phòng thi, trong đó Quy Nhơn: có 5 phòng thi (169 thí sinh); Đà Nẵng: có 5 phòng thi (243 thí sinh); Hà Nội: có 281 phòng thi (11.125 thí sinh) được chia thành 11 điểm thi.

Thí sinh sẽ làm các bài thi: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, nhằm đánh giá năng lực học sinh ở mức độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo để xét tuyển đại học. Các câu hỏi có nội dung thuộc chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, được giảng dạy ở trường THPT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Thí sinh lựa chọn đăng ký một số bài thi và sử dụng kết quả thi để đăng ký dự tuyển vào các ngành đào tạo đại học theo yêu cầu của mỗi trường đại học. Nội dung các bài thi tương ứng và phù hợp với nội dung các môn học, môn thi cấp THPT mà học sinh đã quen thuộc; thí sinh làm bài thi trực tiếp trên giấy.

Theo thống kê, cả nước có hơn 10 kỳ thi xét tuyển đại học riêng với sự tham gia của nhiều trường kỹ thuật, sư phạm, công an, kinh tế với số lượng thí sinh tăng kỷ lục. Đề thi có kết hợp trắc nghiệm và tự luận với tỉ lệ điểm phù hợp tùy theo bài thi, bao gồm các câu hỏi đánh giá mức độ thông hiểu kiến thức cốt lõi và năng lực lập luận, phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Theo thống kê, cả nước có hơn 10 kỳ thi xét tuyển đại học riêng với sự tham gia của nhiều trường kỹ thuật, sư phạm, công an, kinh tế với số lượng thí sinh tăng kỷ lục. Đề thi có kết hợp trắc nghiệm và tự luận với tỉ lệ điểm phù hợp tùy theo bài thi, bao gồm các câu hỏi đánh giá mức độ thông hiểu kiến thức cốt lõi và năng lực lập luận, phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Theo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, kỳ thi Đánh giá năng lực năm nay cơ bản ổn định như năm 2023. Điểm khác biệt trong kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm so với các trường khác là chia ra từng môn thi (8 môn). Kết quả thi đánh giá năng lực của trường sẽ được công bố trước ngày 1/6.

9 trường sẽ sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển, gồm các trường: ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Sư phạm Hà Nội 2; ĐH Sư phạm TP. HCM; các trường Sư phạm thuộc ĐH Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên; ĐH Vinh, ĐH Quy Nhơn và ĐH Y Dược Thái Bình.

TS. Nguyễn Quốc Chính – Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP. HCM cho biết, so với đợt 1 của năm ngoái, số thí sinh đăng ký năm nay tăng khoảng 5.000 người. Đây cũng là kỷ lục về số lượng thí sinh đăng ký dự thi, kể từ năm 2018, khi kỳ thi lần đầu được tổ chức.

Qua thống kê sơ bộ, 61/63 tỉnh, thành cho thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, học sinh TP. HCM đông nhất với 31.000 người, tiếp đến là Đồng Nai (6.400), Bình Định (4.100), Bình Dương (3.900).

Năm nay, đợt một của kỳ thi được tổ chức vào ngày 7/4, tại 24 địa phương. Thừa Thiên Huế, Bình Phước, Tây Ninh là ba điểm thi mới, bên cạnh 21 địa phương như năm trước: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *