Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên

Tại chương trình “Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ” diễn ra mới đây ở Thanh Hóa nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), những chiến sĩ Điện Biên một thời oanh liệt đã ôn lại kỷ niệm về những năm tháng hào hùng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” nhưng “gan không núng, chí không mòn”. Đó là những trận đánh vang dội vào Trung tâm đề kháng Him Lam, mở toang “cánh cửa thép” ở phía Bắc, Đồi A1 – “Bùn, máu và hoa”, nơi ghi dấu trận chiến ác liệt nhất…

Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên- Ảnh 2.

Chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tham gia chương trình gặp mặt, tri ân.

Ông Trần Huy Mai, 89 tuổi (trú tại xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam), nguyên chiến sĩ Trung đoàn 165, Đại đoàn 312 nhớ lại, 70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, những trận chiến khốc liệt, hào hùng vẫn còn in đậm trong ký ức.

Ông Trần Huy Mai, 89 tuổi (trú tại xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam), nguyên chiến sĩ Trung đoàn 165, Đại đoàn 312 nhớ lại, 70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, những trận chiến khốc liệt, hào hùng vẫn còn in đậm trong ký ức.

Theo lời kêu gọi “Lấy Tổ quốc làm trọng, thân mình không đáng kể, trong lúc quốc gia hữu sự có chiến tranh, thanh niên nên ra tuyền tuyến”, chàng trai 18 tuổi Trần Huy Mai xung phong khoác ba lô lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

Ông Mai thuộc cấp trên phân về Trung đoàn 165, Đại đoàn 312 – đơn vị đánh trận mở màn đầu tiên vào cứ điểm Him Lam. Tiếp đó phối hợp với Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 đánh chiếm đồi Độc Lập và Bản Kéo.

Ông Mai thuộc cấp trên phân về Trung đoàn 165, Đại đoàn 312 – đơn vị đánh trận mở màn đầu tiên vào cứ điểm Him Lam. Tiếp đó phối hợp với Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 đánh chiếm đồi Độc Lập và Bản Kéo.

Ông Nguyễn Viết Biến (trú tại xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) nguyên là chiến sĩ Trung đoàn 165, Sư đoàn 312. Năm 1949, vừa bước qua tuổi 18, nghe tin có đơn vị bộ đội về tuyển quân, không chút đắn đo, Nguyễn Viết Biến hào hứng đến đăng ký tham gia.

Sau một thời gian huấn luyện, ông Biến được điều về Trung đoàn 165, Sư đoàn 312 và tham gia chiến đấu trong chiến dịch Cao – Bắc – Lạng. Tiếp đó, sư đoàn ông chiến đấu tiến công tập đoàn cứ điểm ở Nà Sản, đánh chiếm sân bay Nà Sản.

Sau Nà Sản, đơn vị chuyển quân tập trung cho chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Tại chiến dịch này, lính bộ binh bước đầu tham gia đánh đồi Độc Lập, đánh đồi Bản Kéo, đánh đồi Him Lam, cuối cùng dồn sức cho trận đánh đồi A1.

Theo ông Biến, trận cuối này, đơn vị ông được giao nhiệm vụ phối hợp đào chiến hào, phá đường băng, cắt đôi sân bay Mường Thanh của địch tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Trước lúc mọi người thực hiện nhiệm vụ cũng nhận được lệnh của cấp trên “phải phá đường băng, phải cắt thật, đào hào ngang qua”. Việc đào hào rất vất vả bởi phải ngụy trang để vượt qua được sự canh phòng cẩn mật của địch. Dấu hiệu để xác định hướng khi đào hào ở 2 đầu hào là một lá cờ nhỏ hoặc một mảnh vải đỏ. Cứ như vậy, ông Biến và đồng đội vừa thực hiện nhiệm vụ liên lạc, trinh sát vừa phối hợp đào hào, cắt đôi sân bay Mường Thanh. Ngày 22/4, quân ta làm chủ sân bay Mường Thanh cho đến ngày giải phóng Điện Biên Phủ 7/5/1954.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *