Bộ trưởng nhận định việc xử phạt nguội ô tô đang làm rất tốt nhưng vi phạm của xe máy còn rất nhiều, cần có hình thức xử phạt nguội đối với phương tiện này. Ông nhận định, việc cải thiện hành vi của người đi xe máy chắc chắn sẽ giúp kéo giảm tai nạn giao thông trong thời gian tới.
Bộ trưởng nhận định việc xử phạt nguội ô tô đang làm rất tốt nhưng vi phạm của xe máy còn rất nhiều, cần có hình thức xử phạt nguội đối với phương tiện này. Ông nhận định, việc cải thiện hành vi của người đi xe máy chắc chắn sẽ giúp kéo giảm tai nạn giao thông trong thời gian tới.
Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), đến hết năm 2023, tổng số lượng xe máy ở Việt Nam đạt hơn 73 triệu chiếc. Riêng tại Hà Nội, thống kê của Sở Giao thông Vận tải cho thấy, đến tháng 11/2023, Thủ đô có hơn 8 triệu phương tiện tham gia giao thông, trong đó chủ yếu là xe máy với 6,7 triệu chiếc.
Được biết lực lượng cảnh sát giao thông hiện đã triển khai phạt nguội với xe máy. Gần đây nhất vào cuối tháng 3, qua trích xuất camera giám sát, Công an huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã phát hiện, xử lý nhiều tài xế điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm luật giao thông. Trong đó có trường hợp bà N.T.T. (41 tuổi, trú tại thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa). Chỉ trong tháng 2, bà đã vi phạm 26 lần, cụ thể là 16 lần vượt đèn đỏ và 10 lần không đội mũ bảo hiểm. Với các lỗi vi phạm này, bà T. bị xử phạt 15,4 triệu đồng.
Được biết lực lượng cảnh sát giao thông hiện đã triển khai phạt nguội với xe máy. Gần đây nhất vào cuối tháng 3, qua trích xuất camera giám sát, Công an huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã phát hiện, xử lý nhiều tài xế điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm luật giao thông. Trong đó có trường hợp bà N.T.T. (41 tuổi, trú tại thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa). Chỉ trong tháng 2, bà đã vi phạm 26 lần, cụ thể là 16 lần vượt đèn đỏ và 10 lần không đội mũ bảo hiểm. Với các lỗi vi phạm này, bà T. bị xử phạt 15,4 triệu đồng.
Tuy nhiên việc phạt nguội với xe máy còn nhiều rào cản. Theo ThS Nguyễn Văn Thanh, chuyên gia về giao thông đô thị, thực tế nhiều xe máy mua đi bán lại qua nhiều đời chủ, do đó khi gửi thông báo vi phạm giao thông về địa chỉ chủ xe đăng ký, thì chủ xe hiện tại không nhận được. Do xe máy không phải đăng kiểm như ô tô, nên kể cả nhận được thông báo vi phạm, thì chủ xe máy cũng thường “phớt lờ” khiến cơ quan chức năng “bó tay”.
Do vậy, nếu thực hiện tốt việc sang tên đổi chủ xe, sau này khi bỏ hộ khẩu sẽ đồng bộ hóa dữ liệu dân cư quốc gia, toàn bộ người dân sử dụng căn cước công dân gắn chíp sẽ thuận lợi trong việc tra cứu, gửi thông báo vi phạm, từ đó xử phạt nguội xe máy sẽ hiệu quả hơn.
PGS. TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức cho rằng, việc xử phạt nguội đối với xe cá nhân, đặc biệt là xe mô tô, xe gắn máy là cần thiết vì số lượng xe lớn. Tuy nhiên để triển khai ngay trên diện rộng thì rất khó. Bởi lẽ để phạt nguội cần có số lượng lớn hệ thống camera khắp nơi trên toàn quốc để phát hiện những hành vi vi phạm. Thứ hai, ô tô có 2 biển phía trước và phía sau nên camera dễ soi được biển số nhưng xe máy chỉ có biển số phía sau.
“Một vấn đề thách thức nữa là xe máy ở nước ta được bán trao tay nhiều, thậm chí có xe qua mấy chủ. Do đó, xảy ra hiện tượng xe lưu thông ở tỉnh A nhưng chủ thực sự lại ở tỉnh B. Vậy camera làm cách nào để xác định được chính xác người điều khiển phương tiện vi phạm?”, PGS. TS Vũ Anh Tuấn đặt vấn đề.