Trình bày dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương cần có cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng, tạo động lực cho phát triển khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.
Đồng thời, Kết luận số 79-KL/TW ngày 13/5/2024 của Bộ Chính trị đã giao: tổ chức thực hiện việc áp dụng chính thức mô hình chính quyền đô thị; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển thành phố, nhất là về quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách, thuế; quy hoạch; thu hút nhà đầu tư chiến lược cảng hàng không, cảng biển…
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, qua 3 năm thực hiện thí điểm tổ chức chính quyền đô thị đã phát huy nhiều kết quả tích cực. Trong bối cảnh phát triển thực tế hiện nay và qua đánh giá, TP Đà Nẵng đủ điều kiện, cơ sở để thực hiện chính thức tổ chức chính quyền đô thị và cần có các cơ chế, chính sách đặc thù mang tính vượt trội, đột phá có tính động lực, lan tỏa.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, qua 3 năm thực hiện thí điểm tổ chức chính quyền đô thị đã phát huy nhiều kết quả tích cực. Trong bối cảnh phát triển thực tế hiện nay và qua đánh giá, TP Đà Nẵng đủ điều kiện, cơ sở để thực hiện chính thức tổ chức chính quyền đô thị và cần có các cơ chế, chính sách đặc thù mang tính vượt trội, đột phá có tính động lực, lan tỏa.
Ông Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, dự thảo Nghị quyết bao gồm 3 Chương với 18 Điều. Các nội dung của chính sách trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội được xây dựng như sau: tiếp tục thực hiện các chính sách của Nghị quyết số 119/2019/QH14 của Quốc hội đang thực hiện có hiệu quả; bỏ các nội dung, chính sách không còn phù hợp khi thực hiện chính thức tổ chức chính quyền đô thị; đề xuất cơ chế chính sách đặc thù sửa đổi, bổ sung theo 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 chính sách cụ thể.
Liên quan đến các chính sách về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Đà Nẵng gồm 9 chính sách, trong đó có 7 chính sách tương tự các địa phương khác đã được áp dụng và 2 chính sách đề xuất mới. Các chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng đề xuất thực hiện thí điểm gồm 21 chính sách, trong đó có 6 chính sách hoàn toàn tương tự các tỉnh, Thành phố đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại các Nghị quyết đặc thù, 10 chính sách tương tự có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn của thành phố và 5 chính sách đề xuất mới.
Liên quan đến các chính sách về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Đà Nẵng gồm 9 chính sách, trong đó có 7 chính sách tương tự các địa phương khác đã được áp dụng và 2 chính sách đề xuất mới. Các chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng đề xuất thực hiện thí điểm gồm 21 chính sách, trong đó có 6 chính sách hoàn toàn tương tự các tỉnh, Thành phố đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại các Nghị quyết đặc thù, 10 chính sách tương tự có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn của thành phố và 5 chính sách đề xuất mới.
Thẩm tra dự thảo này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) Lê Quang Mạnh cho biết, trên cơ sở báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật cho thấy, các ý kiến cơ bản nhất trí với những chính sách Chính phủ trình và thể hiện cụ thể trong Báo cáo thẩm tra.
Đối với một số chính sách cụ thể, đa số ý kiến nhất trí bổ sung thêm nhiệm vụ quyền hạn của UBND quận, phường như quy định của Dự thảo Nghị quyết, đồng thời bổ sung thẩm quyền HĐND thành phố bãi bỏ văn bản của HĐND quận và phường ban hành trước ngày 1/7/2021 (khoản 1 Điều 18).
Về nhóm chính sách: tương tự đã được áp dụng tại các địa phương khác hoặc có bổ sung, mở rộng thêm; một số chính sách mới, Ủy ban TCNS cơ bản nhất trí về các nội dung này.
Về chủ trương thí điểm thành lập khu thương mại tự do, đa số ý kiến Ủy ban TCNS tán thành với chủ trương thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại TP. Đà Nẵng. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả chủ trương này của Bộ Chính trị, đề nghị Chính phủ chỉ đạo làm rõ, quy định cụ thể về một số nội dung sau: Khái niệm, mô hình tổ chức; Chức năng, nhiệm vụ; Nguồn lực thực hiện, đầu tư phát triển hạ tầng… Khu thương mại tự do; Tác động đến phát triển doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế, ngân sách, xã hội và tính lan tỏa vùng miền…