Ngày 31/5, thông tin từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), từ 3/6 sẽ bán vàng miếng bình ổn ra thị trường tại một số chi nhánh ở Hà Nội và TP HCM. Tuy nhiên, đơn vị này chỉ bán vàng ra, không thực hiện chiều mua lại từ người dân.
Trường hợp muốn bán vàng, người dân có thể đến các doanh nghiệp kinh doanh như SJC, DOJI, PNJ…
Lãnh đạo BIDV cho biết, ngân hàng này xác định nhằm thực hiện chủ trương bình ổn thị trường của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên không đặt ra mục tiêu lợi nhuận mà sẽ cung ứng với mức giá phù hợp trên cơ sở giá mua từ NHNN.
Trong khi đó, lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank khẳng định, với lợi thế mạng lưới giao dịch rộng khắp, ngân hàng này đã triển khai đầy đủ các điều kiện cần thiết để có thể sẵn sàng bắt đầu cung ứng vàng cho người dân từ ngày 3/6.
Về giá bán vàng, các ngân hàng sẽ căn cứ vào giá mua vàng miếng từ NHNN để xác định và công bố giá bán vàng miếng SJC.
Về giá bán vàng, các ngân hàng sẽ căn cứ vào giá mua vàng miếng từ NHNN để xác định và công bố giá bán vàng miếng SJC.
Theo nhiều chuyên gia, phương án can thiệp này của NHNN tích cực, có tính khả thi, hiệu quả hơn so với phương án đấu thầu vàng.
Điều này tới từ việc Nhà nước sẽ quyết định giá theo mong muốn để thu hẹp chênh lệch giá trong nước và thế giới. Còn trước đây, giá do các doanh nghiệp và ngân hàng quyết định dựa theo nhu cầu và lợi nhuận nên khó làm cho giá bình ổn. Do đó, nếu làm tốt phương án này một cách đồng bộ, thị trường vàng sẽ hết cảnh “ngáo giá”.
Thực tế ghi nhận, sau thông tin 4 ngân hàng sẽ bán vàng miếng ra thị trường từ 3/6, giá vàng trong nước đã bắt đầu giảm nhiệt, mức độ chênh lệch với thế giới thu hẹp về còn 15,6 triệu đồng một lượng. Trưa nay (31/5), giá vàng miếng SJC về vùng 84 – 87,5 triệu đồng một lượng.
Xem thêm video được quan tâm: