Bộ Y tế đang phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành liên quan nhanh chóng hoàn thiện việc xây dựng dự thảo sửa đổi Luật BHYT để trình Chính phủ, trình Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua theo tiến độ đề ra.
Trao đổi về vấn đề này, bà Trần Thị Trang – Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế cho biết, sửa đổi Luật BHYT tiếp tục hướng đến tạo công bằng, thuận lợi cho việc cung ứng, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT; nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, quan tâm đến chăm sóc sức khỏe ban đầu, góp phần quản lý toàn diện sức khỏe người dân.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về các đối tượng bắt buộc tham gia BHYT tại Điều 12 Luật BHYT để phù hợp với thực tiễn thực hiện Luật thời gian qua. Theo đó, đối tượng học viên công an nhân dân sẽ bao gồm học viên người Việt Nam và người nước ngoài;
Con liệt sỹ bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp; Bổ sung đối tượng sỹ quan nhân dân đang hưởng lương hưu;
Dự thảo luật BHYT sửa đổi đề xuất bổ sung nhóm tự đóng BHYT: người sinh sống, làm việc, người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các tổ chức, cơ sở từ thiện, tôn giáo; người Việt Nam không có giấy tờ tuỳ thân, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam mà không thuộc các đối tượng đã được quy định trong Luật, người lao động trong thời gian nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động tự đóng hoặc tham gia theo hình thức hộ gia đình.
Dự thảo luật BHYT sửa đổi đề xuất bổ sung nhóm tự đóng BHYT: người sinh sống, làm việc, người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các tổ chức, cơ sở từ thiện, tôn giáo; người Việt Nam không có giấy tờ tuỳ thân, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam mà không thuộc các đối tượng đã được quy định trong Luật, người lao động trong thời gian nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động tự đóng hoặc tham gia theo hình thức hộ gia đình.
Đồng thời bà Trang phân tích thêm cho thấy, việc bổ sung đối tượng bắt buộc tham gia BHYT để tăng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, dẫn đến cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng sức lao động và với chất lượng sức khỏe được nâng cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều thu nhập cho bản thân và xã hội.
Tại dự thảo Luật, Bộ Y tế đề xuất mở rộng phạm vi quyền lợi chi trả BHYT đối với việc khám chữa bệnh để đánh giá nguy cơ và điều trị ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển của một số bệnh có tỷ lệ mắc cao, đạt hiệu quả khi can thiệp sớm, góp phần giảm gánh nặng bệnh tật ở giai đoạn muộn để đồng bộ với khái niệm khám chữa bệnh mới được điều chỉnh trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
Theo đó, các bệnh được đề xuất chi trả cho đánh giá nguy cơ, điều trị ngăn ngừa bao gồm ung thư cổ tử cung; ung thư vú. “Đây là nhóm bệnh ung thư phổ biến, gây gánh nặng bệnh tật lớn và có nhiều bằng chứng về chi phí- hiệu quả của các biện pháp sàng lọc, bệnh cạnh đó thực tiễn nhiều quốc gia đã thưc hiện chi trả BHYT cho bệnh này”- bà Trang nói.
Dự thảo luật BHYT sửa đổi cũng quy định đối với các chế phẩm máu, khí y tế (O2, N2O) và các chế phẩm khác để điều trị bệnh: chế phẩm dinh dưỡng đặc biệt, sữa mẹ hiến tặng thanh trùng… thuộc phạm vi được hưởng BHYT để bảo đảm tính bao quát, đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
“Thực tế các chế phẩm này không phải là thuốc nhưng được dùng để điều trị bệnh, đã được quy định trong các hướng dẫn chẩn đoán điều trị của Bộ Y tế, WHO, các hội y khoa thế giới;