Tái phát khi trở về cộng đồng, có bệnh nhân tâm thần gào thét, kích động, đập phá

Bác sĩ "giải cứu" bệnh nhân tâm thần phân liệt bị "cấm túc" trong phòng do người thân chưa hiểu về bệnh

Phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống đã trao đổi với ThS.BS Tạ Đình Cao – Phó trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, BV Tâm thần Trung ương 1.

PV: Thưa bác sĩ, tại Việt Nam số lượng bệnh nhân tâm thần tính đến thời điểm hiện tại là bao nhiêu? Cả nước có bao nhiêu trung tâm chăm sóc bệnh nhân tâm thần? Riêng tại BV Tâm thần trung ương 1 đang chăm sóc, điều trị cho bao nhiêu bệnh nhân?

Tại Việt Nam, năm 2002 đã thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Bộ do BV Tâm thần Trung ương 1 chủ trì nghiên cứu về tỷ lệ mắc 10 loại rối loạn tâm thần phổ biến.

Tại Việt Nam, năm 2002 đã thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Bộ do BV Tâm thần Trung ương 1 chủ trì nghiên cứu về tỷ lệ mắc 10 loại rối loạn tâm thần phổ biến.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ tính riêng 10 bệnh tâm thần phổ biến như tâm thần phân liệt, trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên, mất trí, nghiện rượu,… chiếm tỷ lệ 14,9%. Nếu tính theo dân số của nước ta hiện nay khoảng 96 triệu người thì số người mắc khoảng trên 14 triệu người.

Tuy nhiên, số người bệnh được quản lý, điều trị tại cộng đồng mới chỉ được triển khai ở 3 mặt bệnh là tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh với khoảng 320.000 người; chiếm tỷ lệ rất thấp so với số người có rối loạn tâm thần.

Tuy nhiên, số người bệnh được quản lý, điều trị tại cộng đồng mới chỉ được triển khai ở 3 mặt bệnh là tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh với khoảng 320.000 người; chiếm tỷ lệ rất thấp so với số người có rối loạn tâm thần.

Tại BV Tâm thần Trung ương 1, đang chăm sóc, điều trị cho khoảng 600 bệnh nhân nội trú.

Phóng viên: Thưa bác sĩ, hiện việc quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại nhà có được khuyến khích hay không?

Ths.Bs Tạ Đình Cao: Vấn đề quản lý, chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng là rất quan trọng đối với chuyên ngành tâm thần. Ngay từ những năm 1998-2000 chương trình mục tiêu quốc gia về hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Bộ Y tế cùng các đơn vị đã triển khai hoạt động hiệu quả góp phần vào an sinh xã hội và giữ gìn trật tự xã hội.

Gánh nặng bệnh tật do bệnh tâm thần gây ra là rất lớn, chúng ta không thể đủ nguồn lực để chăm sóc, điều trị nội trú suốt đời cho bệnh nhân. Hơn nữa, để giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội chúng ta cần đưa bệnh nhân ổn định bệnh về tái hòa nhập cộng đồng và thực hiện những công việc đơn giản phụ giúp gia đình.

Vì vậy, công tác quản lý, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần tại cộng đồng đang được Bộ Y tế, chuyên ngành tâm thần khuyến khích, đẩy mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *