Nhiều người bị ngất khi đi lễ Đền Hùng, ngành y tế Phú Thọ khuyến cáo khẩn
SKĐS – Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ và Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương năm Giáp Thìn 2024 tại tỉnh Phú Thọ thu hút nhiều người dân tham dự, đáng chú ý có nhiều trường hợp bị ngất khi đi lễ.
Ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống, sáng 15/4, lượng người đi lễ Đền Hùng tăng lên, nhiều người dân lên đến Đền Thượng xuất hiện tình trạng đau đầu, choáng váng, ngất đã được lực lượng y tế tại điểm trực sơ cấp cứu kịp thời.
Điển hình là trường hợp cháu gái 17 tuổi (quê huyện Lâm Thao, Phú Thọ) lên gần đến Đền Thượng bị ngất do tụt huyết áp. Sau khi nhận thông báo của người dân, ngay lập tức Tổ Y tế thường trực tại Đền Thượng sơ cấp cứu tại chỗ, sau 15 phút, sức khỏe của cháu hồi phục, tiếp tục hành trình.
Hay cụ ông 61 tuổi (ở Vĩnh Phúc) có tiền sử cao huyết áp, khi lên đến Đền Thượng có biểu hiện đau đầu, chóng mặt. Sau 20 phút được cán bộ y tế xử trí, huyết áp của ông về mức bình thường, sức khỏe bình phục.
Trước đó, 2 ngày cuối tuần 13 và 14/4 (Thứ 7, Chủ nhật) vừa qua, người dân đi lễ Đền Hùng rất đông. Do thời tiết nóng bức và oi nồng đã có một số người dân gặp vấn đề về sức khỏe như có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi chân tay lạnh do tăng huyết áp hoặc hạ đường huyết. Lực lượng y tế đã sơ cứu, cấp cứu, lực lượng an ninh của Ban tổ chức hỗ trợ để xe cứu thương tiếp cận nhanh chóng chuyển người bệnh đến cơ sở y tế đảm bảo an toàn.
Tối 14/4, trong quá trình di chuyển lên Đền Hạ, cụ ông 71 tuổi (ở Cao Lĩnh, Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội) có tiền sử cao huyết áp, đột ngột bị choáng, ngất và ngã.
Sau khi nhận được thông báo, ngay lập tức, lực lượng cán bộ y tế trực chốt đã có mặt sơ cứu và theo dõi tại trại y tế. Sau khi sơ cứu, huyết áp ổn định, tuy nhiên xuất hiện tình trạng đau tức ngực, đau đầu tăng, vã mồ hôi, cụ ông được lực lượng y tế hỗ trợ chuyển BVĐK tỉnh Phú Thọ tiếp tục điều trị.
Đến sáng 15/4, sức khỏe cụ ông hoàn toàn bình phục, đủ điều kiện xuất viện.
Để đảm bảo công tác y tế, chăm sóc sức khỏe đối với các đại biểu, các lực lượng tham gia trực tiếp, nhân dân, du khách trong và ngoài nước về Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, ngành Y tế tỉnh Phú Thọ đã chủ động ban hành Kế hoạch số 685/KH-SYT, ngày 26/3/2024 đảm bảo công tác y tế Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
Theo đó, công tác thường trực sơ, cấp cứu luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng. Sở Y tế Phú Thọ yêu cầu tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh duy trì tổ chức thường trực y tế tại đơn vị 24/7 theo quy định.
Giao BVĐK tỉnh Phú Thọ phân công một kíp trực cấp cứu tại bệnh viện 24/7, bố trí 02 phòng bệnh, cơ số thuốc, vật tư y tế, các trang thiết bị cấp cứu sẵn sàng tiếp nhận cấp cứu người bệnh khi có tình huống xảy ra, tổ chức vận chuyển người bệnh khi có yêu cầu trong suốt thời gian tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương.
Tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, ngành y tế bố trí 02 đội y tế, 02 xe cứu thương thường trực cấp cứu 24/24h và 4 tổ y tế tại các vị trí quan trọng (Cổng Công Quán, Đền Hạ, Đền Thượng và Đền Giếng) đảm bảo sơ, cấp cứu phục vụ người dân có vấn đề sức khỏe hiệu quả nhất.
Về công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Phú Thọ) thành lập 01 tổ phòng chống dịch cơ động, vệ sinh môi trường tổ chức thường trực tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng với đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện tác nghiệp, thực hiện kiểm tra, giám sát và triển khai phun khử khuẩn, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành lập đội kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố và các địa điểm diễn ra hoạt động chính của Lễ hội.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024, thời tiết nắng nóng xuất hiện tại các tỉnh Bắc bộ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân (nguy cơ say nóng, say nắng, nguy cơ mất ATVSTP có thể xảy ra), Sở Y tế Phú Thọ cơ quan thành viên Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 khuyến cáo người dân khi hành hương về với Đền Hùng:
– Để chủ động phòng chống tác hại của thời tiết nắng, nóng đối với sức khỏe nên chuẩn bị đồ dùng cần thiết như đi giầy thể thao, mang theo mũ, nón, chuẩn bị sẵn nước lọc để uống khi leo Đền.
– Mang theo áo mưa mỏng nhẹ phòng trường hợp trời mưa, nên mang ít đồ ăn sẵn (kẹo, bánh ngọt) tránh bị hạ đường huyết.
– Nên đi theo sắp xếp của Ban Tổ chức, không chen lấn xô đẩy, luôn giữ khoảng cách để tạo sự thoải mái.
– Để đảm bảo ATVSTP tránh ngộ độc thực phẩm, người dân thực hiện ăn chín, uống chín.
– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm trái cây tươi để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Nếu có sự cố về sức khỏe, du khách có thể liên lạc theo số điện thoại 0365912999 (BS. Bùi Văn Luân – Tổ trưởng Chốt thường trực tại góc trái trục đường hành lễ, Trung tâm Lễ Hội); 0974954129 (BS. Trần Văn Chu – Tổ trưởng chốt thường trực tại Sân công quán) hoặc 0972891657 (BS. Trần Văn Tuấn – Tổ trưởng Chốt thường trực tại Ngã ba nhà hàng Cổ tích) để được hỗ trợ kịp thời.
Ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống, sáng 15/4, lượng người đi lễ Đền Hùng tăng lên, nhiều người dân lên đến Đền Thượng xuất hiện tình trạng đau đầu, choáng váng, ngất đã được lực lượng y tế tại điểm trực sơ cấp cứu kịp thời.
Điển hình là trường hợp cháu gái 17 tuổi (quê huyện Lâm Thao, Phú Thọ) lên gần đến Đền Thượng bị ngất do tụt huyết áp. Sau khi nhận thông báo của người dân, ngay lập tức Tổ Y tế thường trực tại Đền Thượng sơ cấp cứu tại chỗ, sau 15 phút, sức khỏe của cháu hồi phục, tiếp tục hành trình.
Hay cụ ông 61 tuổi (ở Vĩnh Phúc) có tiền sử cao huyết áp, khi lên đến Đền Thượng có biểu hiện đau đầu, chóng mặt. Sau 20 phút được cán bộ y tế xử trí, huyết áp của ông về mức bình thường, sức khỏe bình phục.
Trước đó, 2 ngày cuối tuần 13 và 14/4 (Thứ 7, Chủ nhật) vừa qua, người dân đi lễ Đền Hùng rất đông. Do thời tiết nóng bức và oi nồng đã có một số người dân gặp vấn đề về sức khỏe như có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi chân tay lạnh do tăng huyết áp hoặc hạ đường huyết. Lực lượng y tế đã sơ cứu, cấp cứu, lực lượng an ninh của Ban tổ chức hỗ trợ để xe cứu thương tiếp cận nhanh chóng chuyển người bệnh đến cơ sở y tế đảm bảo an toàn.
Tối 14/4, trong quá trình di chuyển lên Đền Hạ, cụ ông 71 tuổi (ở Cao Lĩnh, Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội) có tiền sử cao huyết áp, đột ngột bị choáng, ngất và ngã.
Sau khi nhận được thông báo, ngay lập tức, lực lượng cán bộ y tế trực chốt đã có mặt sơ cứu và theo dõi tại trại y tế. Sau khi sơ cứu, huyết áp ổn định, tuy nhiên xuất hiện tình trạng đau tức ngực, đau đầu tăng, vã mồ hôi, cụ ông được lực lượng y tế hỗ trợ chuyển BVĐK tỉnh Phú Thọ tiếp tục điều trị.
Đến sáng 15/4, sức khỏe cụ ông hoàn toàn bình phục, đủ điều kiện xuất viện.
Để đảm bảo công tác y tế, chăm sóc sức khỏe đối với các đại biểu, các lực lượng tham gia trực tiếp, nhân dân, du khách trong và ngoài nước về Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, ngành Y tế tỉnh Phú Thọ đã chủ động ban hành Kế hoạch số 685/KH-SYT, ngày 26/3/2024 đảm bảo công tác y tế Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
Theo đó, công tác thường trực sơ, cấp cứu luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng. Sở Y tế Phú Thọ yêu cầu tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh duy trì tổ chức thường trực y tế tại đơn vị 24/7 theo quy định.
Giao BVĐK tỉnh Phú Thọ phân công một kíp trực cấp cứu tại bệnh viện 24/7, bố trí 02 phòng bệnh, cơ số thuốc, vật tư y tế, các trang thiết bị cấp cứu sẵn sàng tiếp nhận cấp cứu người bệnh khi có tình huống xảy ra, tổ chức vận chuyển người bệnh khi có yêu cầu trong suốt thời gian tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương.
Tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, ngành y tế bố trí 02 đội y tế, 02 xe cứu thương thường trực cấp cứu 24/24h và 4 tổ y tế tại các vị trí quan trọng (Cổng Công Quán, Đền Hạ, Đền Thượng và Đền Giếng) đảm bảo sơ, cấp cứu phục vụ người dân có vấn đề sức khỏe hiệu quả nhất.
Về công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Phú Thọ) thành lập 01 tổ phòng chống dịch cơ động, vệ sinh môi trường tổ chức thường trực tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng với đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện tác nghiệp, thực hiện kiểm tra, giám sát và triển khai phun khử khuẩn, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành lập đội kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố và các địa điểm diễn ra hoạt động chính của Lễ hội.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024, thời tiết nắng nóng xuất hiện tại các tỉnh Bắc bộ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân (nguy cơ say nóng, say nắng, nguy cơ mất ATVSTP có thể xảy ra), Sở Y tế Phú Thọ cơ quan thành viên Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 khuyến cáo người dân khi hành hương về với Đền Hùng:
– Để chủ động phòng chống tác hại của thời tiết nắng, nóng đối với sức khỏe nên chuẩn bị đồ dùng cần thiết như đi giầy thể thao, mang theo mũ, nón, chuẩn bị sẵn nước lọc để uống khi leo Đền.
– Mang theo áo mưa mỏng nhẹ phòng trường hợp trời mưa, nên mang ít đồ ăn sẵn (kẹo, bánh ngọt) tránh bị hạ đường huyết.
– Nên đi theo sắp xếp của Ban Tổ chức, không chen lấn xô đẩy, luôn giữ khoảng cách để tạo sự thoải mái.
– Để đảm bảo ATVSTP tránh ngộ độc thực phẩm, người dân thực hiện ăn chín, uống chín.
– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm trái cây tươi để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Nếu có sự cố về sức khỏe, du khách có thể liên lạc theo số điện thoại 0365912999 (BS. Bùi Văn Luân – Tổ trưởng Chốt thường trực tại góc trái trục đường hành lễ, Trung tâm Lễ Hội); 0974954129 (BS. Trần Văn Chu – Tổ trưởng chốt thường trực tại Sân công quán) hoặc 0972891657 (BS. Trần Văn Tuấn – Tổ trưởng Chốt thường trực tại Ngã ba nhà hàng Cổ tích) để được hỗ trợ kịp thời.