Mối tình son sắt của nữ y tá với chiến sĩ Điện Biên

Ông Vũ Xuân Thanh (SN 1930) và bà Nguyễn Thị Lan (SN 1937) là người cùng làng (xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An). Năm 1953, phong trào lao động sản xuất và huy động nhân tài, vật lực tập trung cho Chiến dịch Điện Biên Phủ rất sôi nổi, phụ nữ đi dân công, thanh niên đi bộ đội. Bà Lan chưa tròn 17 tuổi, đang học lớp y tá nhưng xin đi theo cách mạng. Ông Vũ Xuân Thanh, lúc đó vừa tròn 23 tuổi, tạm gác chuyện học hành để ra tiền tuyến. Một ánh mắt chạm nhau trên đường hành quân ra chiến trường như định mệnh để ông bà đi bên nhau, đến nay đã hơn 60 năm.

Qua cái tuổi xưa nay hiếm nhưng tình cảm của ông bà dành cho nhau khiến nhiều người không khỏi ngưỡng mộ. Căn gác nhỏ luôn rộn tiếng đùa của vợ chồng ông Thanh bà Lan. “Bà ấy ngày xưa tinh nghịch lắm!”, ông Thanh mở đầu câu chuyện. “Chẳng phải ngày xưa ông mê tôi vì tôi nghịch à?”, bà Lan vui vẻ đáp lại với ánh mắt trìu mến. Câu chuyện của ông Thanh bà Lan khiến nhiều người gặp lần đầu cứ ngỡ đang được trò chuyện với một cặp vợ chồng son. Họ có với nhau một tình yêu đẹp, một tình yêu được ươm mầm và nảy nở ngay trong chiến dịch Điện Biên lịch sử.

Qua cái tuổi xưa nay hiếm nhưng tình cảm của ông bà dành cho nhau khiến nhiều người không khỏi ngưỡng mộ. Căn gác nhỏ luôn rộn tiếng đùa của vợ chồng ông Thanh bà Lan. “Bà ấy ngày xưa tinh nghịch lắm!”, ông Thanh mở đầu câu chuyện. “Chẳng phải ngày xưa ông mê tôi vì tôi nghịch à?”, bà Lan vui vẻ đáp lại với ánh mắt trìu mến. Câu chuyện của ông Thanh bà Lan khiến nhiều người gặp lần đầu cứ ngỡ đang được trò chuyện với một cặp vợ chồng son. Họ có với nhau một tình yêu đẹp, một tình yêu được ươm mầm và nảy nở ngay trong chiến dịch Điện Biên lịch sử.

Năm 1953, lúc vừa tròn 23 tuổi cũng như bao thanh niên khác, anh thanh niên Võ Trọng Anh (tên gọi cũ của ông Vũ Xuân Thanh) theo tiếng gọi của Tổ quốc lên đường nhập ngũ thuộc Trung đoàn 141 của Đại đoàn 312 (nay là Sư đoàn). Ông vừa tham gia huấn luyện vừa làm công tác xây dựng kho tàng để cất giữ thuốc men, thực phẩm, đạn dược.

Hàng ngày, đơn vị của ông Thanh tiếp nhận gạo và lương thực từ thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến vận chuyển lên Điện Biên. Bộ đội ta đến vận chuyển số nhu yếu phẩm này, sau đó bảo quản ở những khu vực thuận lợi để tiếp tế cho lực lượng đang chiến đấu trực tiếp ngoài mặt trận.

Hàng ngày, đơn vị của ông Thanh tiếp nhận gạo và lương thực từ thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến vận chuyển lên Điện Biên. Bộ đội ta đến vận chuyển số nhu yếu phẩm này, sau đó bảo quản ở những khu vực thuận lợi để tiếp tế cho lực lượng đang chiến đấu trực tiếp ngoài mặt trận.

“Thấy nhiều đơn vị trực tiếp ra chiến trường chiến đấu, chúng tôi ở lại hậu cứ, không được cầm súng thật lòng cũng buồn lắm. Nhưng không còn cách nào khác, người lính phải tuân theo và chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức”, ông Thanh chia sẻ.

Theo ông Thanh, khi thấy tâm tư của các đồng đội, các cán bộ chỉ huy đơn vị kịp thời động viên, bất kỳ nhiệm vụ nào được hoàn thành tốt đều đóng góp vào chiến thắng của chiến dịch. Từ đó, các chiến sĩ trợ chiến giảm bớt sự buồn phiền, tập trung vào công việc được giao và không ngại ngày đêm lao động. Khi thành lập một kho dã chiến và giữ gìn từng cân gạo, anh em trong đơn vị vui mừng như thể đã đánh thắng một trận đánh quan trọng.

Rồi những ngày tháng ấy cũng đã đến. “Đơn vị tôi tham chiến giai đoạn 1953 – 1954. Ban đầu, tôi là lính bộ binh, sau đó chuyển sang pháo binh. Trước chiến dịch Điện Biên Phủ khoảng vài tháng, đơn vị tôi được cấp trên bổ sung ra chiến trường, được giao nhiệm vụ chặn địch tại cứ điểm Hồng Cúm. Đơn vị chúng tôi có nhiệm vụ chặn đánh quân địch tiếp viện khi Điện Biên Phủ thất thủ và ngược lại, chặn đánh quân địch sang Lào. Để vừa an toàn, vừa không bị địch phát hiện, chúng tôi phải học các chiêu thức như độn thổ, ngụy trang dưới các lớp đất, cát”, ông Thanh nhớ lại.

Cuối năm 1953, phong trào phụ nữ đi dân công và nam thanh niên bộ đội tác động mạnh đến tầng lớp học sinh. Nguyễn Thị Lan, lúc đó mới 17 tuổi, đang học y tá. Với dáng người nhỏ nhắn, nặng 37kg, Lan khiến nhiều người e ngại khi cô quyết tâm xin được tham gia vào đoàn dân công hỏa tuyến, phục vụ chiến dịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *