Lời khuyên uống nước cho người chạy bộ trong mùa nắng nóng

Chạy bộ hiệu quả nhất khi nào?

Chạy bộ (Jogging) là một hình thức thể dục, chạy chậm, nhịp nhàng rất phổ biến, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hàng triệu người trên toàn thế giới. Chạy bộ thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe, thể lực và phòng chống bệnh tật. Chạy bộ giúp tăng cường chuyển hóa, toàn thân vận động nhịp nhàng, hài hòa, phù hợp với tất cả mọi người, nhất là phụ nữ muốn dáng đẹp, giảm cân, giảm mỡ. Ngoài ra, chạy bộ còn có tác dụng chắc cơ, tăng cường chức năng của tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, cơ xương khớp, miễn dịch, giúp trí não minh mẫn, ăn ngon, ngủ sâu.

Nước là một dưỡng chất thiết yếu, giữ vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, giúp cho con người có sức khỏe và thể chất tối ưu. Nước chiếm 60 – 70% trọng lượng cơ thể. Trẻ em tuổi càng nhỏ có tỷ lệ nước càng cao, là thành phần cấu tạo các cơ quan, trong đó não chứa 85% nước, máu 92%, cơ bắp 75%.

Một người trưởng thành nặng 60kg chứa tới 35 – 40 kg nước. Con người có thể nhịn ăn vài ngày, thậm chí vài tuần nhưng nếu thiếu nước vì bất kỳ lý do gì cũng đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi lượng nước trong cơ thể giảm 2%, bạn sẽ cảm thấy khát, mệt mỏi, đau đầu, phản ứng chậm. Khi cơ thể mất trên 10% lượng nước đã coi như mất nước trầm trọng, gây suy tuần hoàn, mất trên 20% có thể gây tử vong.

Nước là dung môi hoà tan các chất dinh dưỡng, giúp cho quá trình tiêu hoá, hấp thu, chuyển hóa năng lượng và các chất dinh dưỡng, giúp vận chuyển oxy qua tế bào hồng cầu và các chất dinh dưỡng đến các mô để nuôi dưỡng cơ thể. Nước trong cơ thể tồn tại dưới 2 dạng: nước “tự do” là thành phần của máu, bạch huyết, dịch não tuỷ,…

Nước là dung môi hoà tan các chất dinh dưỡng, giúp cho quá trình tiêu hoá, hấp thu, chuyển hóa năng lượng và các chất dinh dưỡng, giúp vận chuyển oxy qua tế bào hồng cầu và các chất dinh dưỡng đến các mô để nuôi dưỡng cơ thể. Nước trong cơ thể tồn tại dưới 2 dạng: nước “tự do” là thành phần của máu, bạch huyết, dịch não tuỷ,…

Nước còn giúp điều hoà sự cân bằng các chất điện giải, duy trì nhiệt độ, là thành phần chính của chất nhờn bôi trơn và bảo vệ các khớp xương; bảo vệ các cơ quan tránh bị tổn thương do chấn thương; làm ẩm bề mặt của khí phế quản và phế nang giúp cho quá trình hô hấp hoạt động bình thường.

Nước mang các chất độc hại ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển hóa đến các cơ quan bài tiết để đào ra ngoài. Nước mất liên tục qua hơi thở, mồ hôi, đại tiểu tiện, sữa mẹ, một số ít nước mất theo niêm dịch đường hô hấp, đường sinh dục, kinh nguyệt, tinh dịch, mắt.

Mỗi ngày, người trưởng thành cần 35g nước cho 1 kg thể trọng. Nhu cầu nước của trẻ em gấp 3 – 4 lần. Nước đưa vào cơ thể dưới dạng thức ăn và đồ uống.

Nước có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, ví dụ nước có trong hoa quả chín 70 – 95%, trong trứng 75%, thịt 40%, cá có 35%, bánh mỳ 35% và cơm 73%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *