Đã trải qua 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) thế nhưng với những cựu thành viên của Ban Dân Y Trung ương Cục miền Nam, những năm tháng lịch sử đó vẫn là những ký ức hào hùng, sống mãi trong tâm trí mỗi người.
Đã thành thông lệ, cứ vào mỗi dịp 30/4 hàng năm, Câu lạc bộ Truyền thống Ban Dân Y miền Nam lại họp mặt các thành viên để cùng ôn lại kỷ niệm về những ngày tháng hào hùng mà họ đã trải qua.
Nay, những chàng trai cô gái đó đa số đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, trở thành bậc ông bà nội – ngoại. Nhớ về những ngày tháng oanh liệt đó, mắt họ ánh lên niềm xúc động.
Nay, những chàng trai cô gái đó đa số đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, trở thành bậc ông bà nội – ngoại. Nhớ về những ngày tháng oanh liệt đó, mắt họ ánh lên niềm xúc động.
Ông Đào Đức Long (sinh năm 1941, nguyên Phó Phòng tài vụ Ban Dân Y Trung ương Cục Miền Nam, nguyên Trưởng phòng Tài vụ Bệnh viện Nhi đồng 2) và ông Lê Minh Sáng (sinh năm 1949, nguyên cán bộ tài vụ Ban Dân y Trung ương Cục Miền Nam, nguyên Phó giám đốc Công ty Dược liệu Trung ương 2), là hai đồng đội công tác chung đơn vị BS 67/C1.
Những năm kháng chiến chống Mỹ, ông Long và ông Sáng phụ trách công tác tài chính và kiêm luôn nhiệm vụ mua sắm thuốc men, vật tư y tế cho chiến trường miền Nam. Hai người đồng đội ấy vẫn nhớ như in một kỷ niệm, lúc ấy, cả hai ông được giao nhiệm vụ đi lấy tiền về cho đơn vị và phải bỏ trong balo mà vác đi.
Những năm kháng chiến chống Mỹ, ông Long và ông Sáng phụ trách công tác tài chính và kiêm luôn nhiệm vụ mua sắm thuốc men, vật tư y tế cho chiến trường miền Nam. Hai người đồng đội ấy vẫn nhớ như in một kỷ niệm, lúc ấy, cả hai ông được giao nhiệm vụ đi lấy tiền về cho đơn vị và phải bỏ trong balo mà vác đi.
“Khi đó căn cứ đóng ở khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia, trên đường về dù rất đói lại mang trên mình cả balo tiền nhưng chúng tôi nhất quyết không dùng đến những đồng tiền ấy. Lúc đó anh Long phải dùng chiếc khăn dù của mình để đổi lấy hai ổ bánh mì và hai hũ chao của một quán ven đường để ăn chống đói. Ăn xong không có nước uống, hai anh em tôi phải múc nước ruộng lên mà uống cho đỡ khát. Khổ lắm chứ, làm cách mạng rất gian nan, vất vả”- ông Sáng xúc động chia sẻ về kỷ niệm của mình cùng người đồng đội trong những năm kháng chiến.
49 năm qua, ông Đào Đức Long vẫn không thể quên ký ức ngày 30/4/1975 lịch sử. Ông vẫn còn nhớ cảm xúc của ngày cùng đoàn quân tiến vào tiếp quản thành phố Hồ Chí Minh.
“Lúc ấy cảm giác của tôi cũng như mọi người, vô cùng phấn khởi và hạnh phúc trong không khí chiến thắng”, ông Long nhớ lại.
Ngày đó, ông Long cùng đơn vị của mình được giao nhiệm vụ tiếp quản trường Đại học Y Khoa Sài Gòn (nay là Đại học Y dược TPHCM). “Gần đó có một ngân hàng mang tên Tín Nghĩa, tôi thấy lúc đó nhiều người và binh sĩ của chế độ cũ đang phá cửa ngân hàng để hôi của. Lập tức tôi can thiệp giải tán, nhanh chóng báo cáo cho Ban Dân Y Trung ương Cục miền Nam và Ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam, rồi sau đó cùng các đồng đội khác tìm người thủ quỹ ngân hàng để tiếp quản ngân hàng. Khi mở kho của ngân hàng, trong đó tiền rất nhiều, còn vàng thì chứa đầy trong các tủ được khóa kỹ, đến nỗi Ban Quân quản Ngân hàng đếm cả ngày mới xong, nhờ đó mà giữ gìn được tài sản cho nhà nước sau ngày giải phóng”, ông Long kể lại.