Tại phiên thảo luận về tình hình phát triển KT-XH; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023, nhiều ĐBQH đã cho ý kiến liên quan đến việc mất cân bằng giới tính, đồng thời phân tích những tác động và đưa ra giải pháp cụ thể.
ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền – Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An quan tâm đến việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, trong đó có sự chênh lệch giới tính khi sinh. Theo đại biểu, Báo cáo số 273 (16/5/2024) của Chính phủ về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, chênh lệch giới tính khi sinh là 112 bé trai/100 bé gái, tốc độ gia tăng chênh lệch giới tính khi sinh được khống chế nhưng chưa ổn định và vẫn cao hơn mức cân bằng tự nhiên.
Theo đại biểu Hiền, Việt Nam đang là quốc gia có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao thứ 3 khu vực sau Ấn Độ và Trung Quốc. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, nếu vấn đề này không được kiểm soát hiệu quả, dự báo Việt Nam có số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới là 1,5 triệu người vào năm 2034, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như: thiếu hụt lao động nữ trong các ngành nghề phù hợp, tăng tình trạng độc thân không tự nguyện của nam giới, người già độc thân tăng gánh nặng cho an sinh xã hội, phá vỡ cấu trúc gia đình truyền thống,…
Theo đại biểu Hiền, Việt Nam đang là quốc gia có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao thứ 3 khu vực sau Ấn Độ và Trung Quốc. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, nếu vấn đề này không được kiểm soát hiệu quả, dự báo Việt Nam có số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới là 1,5 triệu người vào năm 2034, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như: thiếu hụt lao động nữ trong các ngành nghề phù hợp, tăng tình trạng độc thân không tự nguyện của nam giới, người già độc thân tăng gánh nặng cho an sinh xã hội, phá vỡ cấu trúc gia đình truyền thống,…
Đại biểu Thu Hiền cho rằng, cần nhận diện bình đẳng giới một cách thực chất hơn nữa, chênh lệch giới tính khi sinh tăng cao là biểu hiện rõ nhất của bất bình đẳng giới.
Để kiểm soát tốt hơn tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh, đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền đề xuất một số giải pháp như: cần tuân thủ các quy định pháp luật cấm xác định giới tính, lựa chọn giới tính khi sinh tại các cơ sở y tế; tăng cường nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi; tuân thủ quy định của Bộ Luật Dân sự về quyền bình đẳng của con gái trong việc nối dõi, thừa kế.
Để kiểm soát tốt hơn tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh, đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền đề xuất một số giải pháp như: cần tuân thủ các quy định pháp luật cấm xác định giới tính, lựa chọn giới tính khi sinh tại các cơ sở y tế; tăng cường nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi; tuân thủ quy định của Bộ Luật Dân sự về quyền bình đẳng của con gái trong việc nối dõi, thừa kế.
Tuy nhiên, Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số và dự báo đến năm 2036 Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già. Lao động nữ vẫn chiếm phần lớn trong những ngành thâm dụng lao động, làm việc ở các vị trí giản đơn, thiếu bền vững và nhiều nguy cơ mất việc. Bên cạnh đó là thu nhập bình quân của lao động nam và lao động nữ vẫn còn chênh lệch khá lớn.
Từ phân tích trên, bà Kim Yến đề nghị một số nội dung:
Thứ nhất, Chính phủ quan tâm và chỉ đạo quyết liệt để có quy định về thông tin thu thập các chỉ tiêu thống kê vào chế độ báo cáo thống kê quốc gia. Các bộ, ngành cần có hướng dẫn cụ thể đối với các chỉ tiêu cụ thể, đối với những chỉ tiêu chưa phù hợp, chưa xác thực cần phải được rà soát, điều chỉnh hoặc đưa ra khỏi chương trình để đảm bảo được tính hiệu quả và tính khả thi.
Thứ hai, Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương cần quan tâm, bố trí kinh phí hợp lý để việc triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về bình đẳng giới trong chương trình, kế hoạch và các dự án phát triển KT-XH được thuận lợi.
Thứ ba, về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ nói chung và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới nói riêng cần được quan tâm hơn. Bố trí cán bộ nữ tiệm cận với các chức danh quy hoạch để đảm bảo nguồn lực cho các vị trí, chức danh lãnh đạo nữ. Ngoài ra, cũng cần có sự thống nhất trong các văn bản hướng dẫn chỉ tiêu, cần đảm bảo thực hiện trong chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, tạo cơ hội như nhau cho phụ nữ và nam giới.