Động đất ở Ninh Bình có lặp lại?

Động đất xảy ra ở cuối huyện Nho Quan của Ninh Bình, tiếp giáp với huyện Thạch Thành và Hà Trung của Thanh Hóa. Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết, đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Động đất xảy ra ở cuối huyện Nho Quan của Ninh Bình, tiếp giáp với huyện Thạch Thành và Hà Trung của Thanh Hóa. Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết, đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Trên mạng xã hội, nhiều người sống tại khu vực huyện Nho Quan của Ninh Bình và Thạch Thành của Thanh Hoá cho biết, cảm nhận rõ rung lắc kèm tiếng nổ mạnh trong lòng đất. Trận động đất gần nhất xảy ra ở Ninh Bình vào năm 2005, tức sau gần 20 năm mới lại có động đất lặp lại, điều này có bất thường?

TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cho biết, Ninh Bình nằm trên đứt gãy sông Đà là khu vực đã từng xảy ra động đất nên trận động đất xảy ra sáng nay không có gì bất thường. Dự báo động đất ở tỉnh Ninh Bình có khả năng tiếp diễn trong thời gian tới, nhưng khó có khả năng lớn hơn 5,5 độ. 

TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cho biết, Ninh Bình nằm trên đứt gãy sông Đà là khu vực đã từng xảy ra động đất nên trận động đất xảy ra sáng nay không có gì bất thường. Dự báo động đất ở tỉnh Ninh Bình có khả năng tiếp diễn trong thời gian tới, nhưng khó có khả năng lớn hơn 5,5 độ. 

PGS Hồng Phương cho biết đới đứt gãy phân thành hai loại (cấp 1 và cấp 2). Đứt gãy cấp 1 gây ra trận động đất như ở Điện Biên, Tuần Giáo, Sơn La với trận động đất mạnh, còn đứt gãy cấp 2 sông Đà chỉ gây ra động đất nhỏ lẻ.

Đứt gãy cấp 2, ngăn cách hai vùng kiến tạo giữa hai đới Sơn La và sông Đà theo phân chia của các nhà địa chất vạch ra trên bản đồ. Đới đứt gãy ở phía Tây Bắc của miền Bắc Việt Nam, kéo dài 450 km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chạy từ vùng Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đi qua Quỳnh Nhai và ra biển Đông ở vùng cửa Lạch Giang.

PGS.TS Cao Đình Triều, Viện trưởng Viện Địa vật lý ứng dụng cho biết động đất có quy luật phân bố theo không gian. Động đất trên lãnh thổ Việt Nam mang sắc thái đặc trưng, chủ yếu tập trung thành các đới tương đối rõ nét có phương kéo dài, chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam, Đông Bắc – Tây Nam và á Kinh tuyến.

Các đới đứt gãy phân khối theo cấu trúc địa chất. Đó là khu vực uốn nếp Tây Bắc, miền uốn nếp Trường Sơn và vùng rìa Hoa Nam có cường độ lớn hơn cả. Nguy cơ xảy ra động đất mạnh lớn nhất trên phạm vi đất liền lãnh thổ Việt Nam là hệ đứt gãy Sông Đà – Sơn La và Sông Cả – Rào Nậy. Tại đây đã xảy ra 3 trận động đất mạnh nhất trên lãnh thổ với độ lớn đạt 6.0-6.9 độ.

Ngoài ra động đất còn được phân bố theo quy luật thời gian. Trước khi xảy ra động đất mạnh thường là một thời kỳ yên tĩnh. Khoảng thời gian yên tĩnh này kéo dài khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện kiến tạo của từng vùng. Nói cách khác, độ kéo dài của thời gian yên tĩnh phụ thuộc vào vận tốc tích lũy và cấp độ mạnh của động đất xảy ra sau đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *