Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hoàng Phúc Lâm cho biết, trong khoảng thời gian từ tháng 5-7/2024, tình trạng khô hạn, thiếu nước dự báo sẽ xuất hiện tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, từ Phú Yên đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên. Mùa lũ năm 2024 ở khu vực Bắc Bộ ít có khả năng đến sớm. Từ tháng 5 đến tháng 7, dòng chảy trên các sông và các hồ chứa lớn khu vực Bắc Bộ tiếp tục thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.
Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hoàng Phúc Lâm cho biết, trong khoảng thời gian từ tháng 5-7/2024, tình trạng khô hạn, thiếu nước dự báo sẽ xuất hiện tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, từ Phú Yên đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên. Mùa lũ năm 2024 ở khu vực Bắc Bộ ít có khả năng đến sớm. Từ tháng 5 đến tháng 7, dòng chảy trên các sông và các hồ chứa lớn khu vực Bắc Bộ tiếp tục thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.
Cụ thể, dòng chảy đến các hồ chứa lớn trên sông Đà thiếu hụt từ 30-40% so với trung bình nhiều năm; dòng chảy đến hồ Thác Bà (sông Chảy) và đến hồ Tuyên Quang (sông Gâm) cũng có khả năng ở mức thiếu hụt từ 20-30%. Tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, thời kỳ cuối tháng 4 và tháng 5, mực nước trên các sông cũng biến đổi chậm. Lưu lượng dòng chảy trên một số sông ở mức thấp hơn từ 15-55% so với trung bình nhiều năm.
Theo ông Hoàng Phúc Lâm, tình trạng khô hạn và thiếu nước sẽ diễn ra tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, từ Phú Yên đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên, đặc biệt tại những nơi ngoài vùng cấp nước của công trình thủy lợi. Tại khu vực Nam Bộ, theo ông Lâm, từ nay đến cuối tháng 5, tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong về hạ lưu và Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng thiếu hụt từ 15- 20% so với trung bình nhiều năm. Trong khoảng thời gian tiếp theo (từ tháng 8-10/2024), nguồn nước trên các sông ở khu vực Bắc Bộ tiếp tục ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.
Theo ông Hoàng Phúc Lâm, tình trạng khô hạn và thiếu nước sẽ diễn ra tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, từ Phú Yên đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên, đặc biệt tại những nơi ngoài vùng cấp nước của công trình thủy lợi. Tại khu vực Nam Bộ, theo ông Lâm, từ nay đến cuối tháng 5, tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong về hạ lưu và Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng thiếu hụt từ 15- 20% so với trung bình nhiều năm. Trong khoảng thời gian tiếp theo (từ tháng 8-10/2024), nguồn nước trên các sông ở khu vực Bắc Bộ tiếp tục ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.
TS Trần Hữu Hiệp – nguyên Ủy viên Chuyên trách, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đánh giá điều quan trọng là phải thích ứng để cùng chung sống. Trước đây chúng ta thực hiện “ngọt hóa” ở một số khu vực, chẳng hạn như “ngọt hóa” Cà Mau, “ngọt hóa” Gò Công vì ngày xưa mục tiêu là sản xuất lúa, vậy nên cần ngăn mặn, giữ ngọt.
Tuy nhiên, ngày nay mục tiêu có sự thay đổi, cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển nông nghiệp là thủy sản – trái cây – lúa gạo, việc thực hiện công trình thủy lợi không còn hướng đến chuyện ngăn mặn giữ ngọt như trước mà dịch chuyển sang điều tiết nước theo tiểu vùng quy hoạch tích hợp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi tiểu vùng lại có mục tiêu phát triển ưu tiên dựa vào lợi thế.
Giải pháp phù hợp nhất là thích ứng với tự nhiên bằng các giải pháp công trình và phi công trình. “Chúng ta nói Đồng bằng sông Cửu Long đang bị hạn mặn nhưng thực tế không phải tất cả các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long đều bị hạn mặn. Thời tiết khắc nghiệt cả vùng đều chịu, tuy nhiên thiếu nước ngọt chỉ xảy ra tập trung ở một số tỉnh. Do vậy khi thực hiện giải pháp công tình, không thể đầu tư cho tất cả các tỉnh, thành đều xây dựng công trình chống xâm nhập mặn được. Những công trình xây nên phải phục vụ cho kịch bản phát triển của từng địa phương cụ thể và quan trọng nhất là phải phù hợp”, TS Trần Hữu Hiệp đánh giá thêm.
Thích ứng với tự nhiên đồng nghĩa, ngoài nước ngọt thì cũng cần xem nước mặn, nước lợ là tài nguyên, từ đó thay đổi, thích ứng để phát triển kinh tế. Trong quá trình ngăn mặn, cần tránh các giải pháp cực đoan, thô bạo. Đồng thời, các địa phương cũng cần điều tiết hệ thống thủy lợi phù hợp với độ mặn, hạn của từng nơi. Khi thực hiện các công trình phục vụ cho việc giảm thiểu tác động của xâm nhập mặn cần đảm bảo tiến độ, tránh chuyện để người dân rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt.
“Thích nghi với xâm nhập mặn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dựa vào thiên nhiên để phát triển kinh tế ven biển, kinh tế xanh là bước đi phù hợp với vùng Tây Nam Bộ thời điểm hiện tại. Từ trước đến nay, chúng ta chỉ dùng nước ngọt để trồng lúa, trồng cây, đào ao nuôi cá, quanh năm suốt tháng quanh quẩn cùng nền tảng phải có nước ngọt nên mải miết chạy theo chuyện ngăn mặn, giữ ngọt. Do vậy cần mạnh dạn chuyển đổi mùa vụ, vật nuôi, thích ứng với mùa nước ngọt, mùa nước mặn, biến khó khăn thành ưu thế phát triển kinh tế vùng miền”, TS Hiệp nói.