Câu chuyện trên những lá cờ

Tại Bảo tàng Quân khu IV (TP Vinh, Nghệ An) đang lưu giữ, trưng bày nhiều lá cờ đặc biệt. Mỗi lá cờ là một câu chuyện, một thành tích trong chiến đấu, học tập, lao động và sản xuất của các đơn vị, tập thể và cá nhân, đặc biệt là trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Câu chuyện trên những lá cờ- Ảnh 1.

Những lá cờ chỉ huy được trưng bày ở Bảo tàng Quân khu IV.

Trung tá Nguyễn Hữu Hoành, Trợ lý trưng bày tại Bảo tàng Quân khu IV, cho biết lá cờ là biểu trưng tập hợp trong hoạt động của lực lượng vũ trang nói riêng và đối với quần chúng nhân dân nói chung. Lá cờ hiện diện trong mọi hoạt động có sự hiệp đồng và liên kết tập thể.

Trung tá Nguyễn Hữu Hoành, Trợ lý trưng bày tại Bảo tàng Quân khu IV, cho biết lá cờ là biểu trưng tập hợp trong hoạt động của lực lượng vũ trang nói riêng và đối với quần chúng nhân dân nói chung. Lá cờ hiện diện trong mọi hoạt động có sự hiệp đồng và liên kết tập thể.

“Lá cờ không chỉ mang hình ảnh hiệu triệu, tập trung đoàn kết mà lá tín hiệu, hiệu lệnh, biểu trưng của một thông điệp chính trị, mang giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, có ý nghĩa là chứng nhân của một giai đoạn lịch sử nhất định. Mỗi lá cờ có một chất liệu, màu sắc nhất định chứ không đồng nhất, nhưng tất cả cùng có một ý nghĩa giống nhau, ấy là biểu tượng của sự chiến thắng”, Trung tá Hoành nhấn mạnh.

Ngoài cờ Tổ quốc và cờ Đảng, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cờ lệnh được sử dụng rộng rãi trong các đơn vị quân đội, đặc biệt là trong đơn vị pháo phòng không.

Cờ lệnh là biểu trưng cho tín hiệu để tập hợp lực lượng. Theo quy định, những lá cờ hiệu lệnh phải có màu đỏ và hình dạng tam giác. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh chiến đấu dưới “mưa bom, bão đạn”, việc vận chuyển những lá cờ gặp nhiều khó khăn, có thời điểm không kịp cung cấp phải sử dụng lá cờ cũ bị bom đạn xé nát.

Cờ lệnh là biểu trưng cho tín hiệu để tập hợp lực lượng. Theo quy định, những lá cờ hiệu lệnh phải có màu đỏ và hình dạng tam giác. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh chiến đấu dưới “mưa bom, bão đạn”, việc vận chuyển những lá cờ gặp nhiều khó khăn, có thời điểm không kịp cung cấp phải sử dụng lá cờ cũ bị bom đạn xé nát.

Trung tá Nguyễn Hữu Hoành kể, sau mỗi lần bắn rơi được máy bay, những lá cờ lại được chiến sỹ giữ lại gửi về báo công. Trong số này, có những lá cờ nhuộm “thắm máu đào” bởi khi chuyển về tay đơn vị thì người chỉ huy đã hy sinh. Đó là một lá cờ được may thủ công, bằng vải pin, đã rách viền nhưng vẫn nổi bật dòng chữ được viết bằng máu trên nền vải xanh: “Quyết tâm phải trả bằng máu”! Đây là di vật của liệt sĩ Đỗ Lương Bằng, người con của quê hương Nam Định hy sinh trong khi bảo vệ vùng trời Quỳnh Lưu trong trận chiến sinh tử ngày 10/7/1966.

Trong số những lá cờ đang được lưu giữ, chúng tôi đặc biệt chú ý đến một lá cờ màu đỏ, hình chữ nhật, bị thủng nhiều chỗ bên cạnh những miếng vá chằng chịt. Trong hồ sơ của lá cờ này ghi, đây là lá cờ của đồng chí Thông, thuộc Đại đội 22, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 222 dùng để chiến đấu và chiến thắng hàng trăm trận đánh. Cứ sau mỗi trận chiến đấu, lá cờ bị rách, bị trúng đạn nhưng anh em vẫn may vá lại để sử dụng tiếp. Đặc biệt, ngày 17/5/1967, đồng chí Thông dùng để chỉ huy đơn vị bắn rơi một chiếc máy bay F8U tại cầu Om, huyện Đô Lương. Đây là chiếc máy bay thứ 1.900 bị bắn rơi ở miền Bắc, cũng là thành tích để mừng thọ Bác Hồ tròn 77 tuổi.

Mỗi lá cờ “kể” một câu chuyện riêng, trong đó có những lá cờ ghi dấu những chiến công, lá cờ giải phóng, và cờ của tình đoàn kết, hữu nghị. Mỗi lá cờ được bảo vệ và gìn giữ qua nhiều năm, thể hiện sức sống trường tồn, bất diệt và cả sự quyết tâm bảo vệ màu cờ thiêng liêng của Tổ quốc. Có những thời điểm, lá cờ không chỉ là biểu tượng mà còn là động lực, niềm tin vào chiến thắng cho những người lính vượt qua lao tù, gian khổ hy sinh chờ ngày toàn thắng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *