Mấy ngày qua, trên các hội nhóm facebook đăng tải khá nhiều thông tin liên quan đến việc thu mua xác ve sầu. Mỗi bài đăng có giá thu mua khác nhau từ 600 nghìn đồng/kg đến vài triệu đồng/kg. Phía dưới bình luận, nhiều người đặt nghi vấn bởi đây là lần đầu tiên xuất hiện thông tin thu mua xác ve sầu có giá cao đến vậy.
Do vậy, trước khi vũ hóa thành trưởng thành, thiếu trùng ve sầu tuổi cuối chui lên khỏi mặt đất, bò lên các gốc cây, cành lá lột xác lần cuối để thành trưởng thành. Vỏ xác này bám vào gốc cây, thân cây, lá cao khoảng 0,5-2m hay 3m. Người ta thu gom xác ve sầu để làm một vị thuốc Đông y, được gọi là Thiền thoái hay Thuyền thoái điều trị một vài bệnh.
Theo GS.TS Bùi Công Hiển, họ ve sầu (Cicadidae) trên thế giới đã xác định được khoảng 2.500 loài và ở Việt Nam có khoảng gần 200 loài. Ve sầu sinh sống ở nhiều sinh cảnh khác nhau, nhưng các loài ve sầu người ta hay thu xác là những loài ve sầu thường sống ở các vườn cây như ở Bình Phước là ở vườn Điều, Chôm chôm hay rừng cây, trừ rừng cây Bạch đàn hay Keo. Nói vậy để biết thu gom xác ve sầu cũng chỉ ở một số địa phương và sinh cảnh nhất định.
GS.TS Bùi Công Hiển cho biết, xác ve sầu để lại trên cây là sản phẩm thải ra của ve sầu, nên việc thu gom xác ve sầu không ảnh hưởng tới môi trường và đa dạng sinh học như việc thu gom nhện ở Nghệ An hay thu gom đỉa, giun đất, rễ hồi… sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường, trừ trường hợp thu bắt tận diệt ve sầu non.
GS.TS Bùi Công Hiển cho biết, xác ve sầu để lại trên cây là sản phẩm thải ra của ve sầu, nên việc thu gom xác ve sầu không ảnh hưởng tới môi trường và đa dạng sinh học như việc thu gom nhện ở Nghệ An hay thu gom đỉa, giun đất, rễ hồi… sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường, trừ trường hợp thu bắt tận diệt ve sầu non.
Theo GS.TS Bùi Công Hiển, xác ve sầu chỉ được dùng trong Đông y, cho nên chỉ các cơ sở Đông y mới thu mua xác ve sầu. Còn việc xuất bán cho Trung Quốc như thông tin trên mạng, thì các cơ quan hữu quan của Việt Nam nên kiểm chứng và theo dõi.
Trước cơn sốt xác ve sầu, chuyên gia cảnh báo khả năng làm giả xác ve sầu cũng có thể xảy ra, nhưng những rủi ro hiện hữu có thể là việc trộn lẫn xác ve sầu với các con ve non chưa lột xác đã phơi khô, mà một số đã nhiễm nấm độc Gyrommitrin.
Ông Võ Thuận Hóa, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Đắk Lắk cho biết, xác ve sầu hay còn gọi là thuyền thoái, được sử dụng trong Y học cổ truyền như một vị thuốc thông thường, chủ yếu để điều trị một số bệnh ngoài da như ghẻ ngứa, mề đay. Ngoài ra xác con ve sầu còn được dùng để chấn kinh, an thần.
Ông Hóa cũng sử dụng xác ve sầu trong chữa bệnh Đông y nhưng mỗi năm chỉ dùng khoảng 0,5kg. Trước khi sử dụng, ông phải ngâm rửa thật kỹ, nếu không vi khuẩn bám trong xác ve sầu sẽ trở thành nguồn bệnh.
Về việc xác ve sầu được rao trên mạng xã hội với giá vài triệu đồng/kg, ông Hóa cho rằng quá cao và có phần ảo. Bởi thực tế xác ve sầu chỉ là một vị thuốc thông thường, nhu cầu sử dụng không nhiều và không phải thần dược.
“Cơ quan chức năng nên làm rõ để định hướng dư luận, liệu có đúng là nhu cầu dùng trong thuốc Đông y nhiều nên phải thu gom mạnh xác ve sầu hay đó còn là chiêu trò gì của thương lái”, GS.TS Bùi Công Hiển nói.