Được hoàn thành cách đây 2 năm, bức tranh panorama Trận chiến Điện Biên Phủ tại bảo tàng Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được xem là bức tranh lớn nhất thế giới về đề tài chiến tranh. Điều đặc biệt hơn, tất cả các hình ảnh và sự kiện được xâu chuỗi, kết nối liền mạch theo diễn biến của chiến dịch, tạo cho người xem một cái nhìn đầy đủ, trực quan và sinh động. Bức tranh là tác phẩm nghệ thuật hoành tráng về quy mô, ấn tượng về nghệ thuật, đem đến cho người xem cảm giác chân thực, sống động nhất về diễn biến của 56 ngày đêm anh dũng chiến đấu của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, bố cục hình tròn, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m; tổng diện tích là 3.225m². Toàn bộ bức tranh tái hiện 4.500 nhân vật giữa chiến trận bi tráng 56 ngày cuối cùng của trận Điện Biên Phủ. Bức tranh không chỉ mang giá trị về lịch sử, là thông điệp về khát vọng hòa bình mà còn là nguồn tư liệu quý, góp phần bảo tồn, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.

Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, bố cục hình tròn, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m; tổng diện tích là 3.225m². Toàn bộ bức tranh tái hiện 4.500 nhân vật giữa chiến trận bi tráng 56 ngày cuối cùng của trận Điện Biên Phủ. Bức tranh không chỉ mang giá trị về lịch sử, là thông điệp về khát vọng hòa bình mà còn là nguồn tư liệu quý, góp phần bảo tồn, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.

Với 4 trường đoạn lịch sử được phân tách theo chủ đề rõ ràng gồm: “Toàn dân ra trận” (trường đoạn 1) với hình ảnh trùng trùng từng đoàn dân quân thồ hàng, trèo non lội suối cung cấp lương thực cho tiền tuyến; Kế tiếp là “Khúc dạo đầu hùng tráng” (trường đoạn 2) với điểm nhấn là trận Him Lam mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ, như một đòn đánh phủ đầu vào quân thù, khẳng định sức mạnh pháo binh của ta.

“Cuộc đối đầu lịch sử” (trường đoạn 3) với hình ảnh hầm hào, dây thép gai, đánh giáp lá cà và hình ảnh quả bộc phá phát nổ trên đồi cao A1, cho thấy sự khốc liệt của chiến trường năm xưa; Khung cảnh hào hùng về “Chiến thắng Điện Biên” (trường đoạn 4) với những hình ảnh thể hiện sự đối lập giữa từng đoàn tù binh địch và hình ảnh từng đoàn quân của ta vùng lên, với điểm nhấn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm tướng De Castries.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *