Bộ GD&ĐT công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển đại học như sau:
Thí sinh cần tìm hiểu thông tin về mã trường, mã xét tuyển được cơ sở đào tạo công khai trong đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo để nhập liệu cho chính xác. Đăng nhập vào phần mềm tại http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn và thực hiện theo các tài liệu hướng dẫn để khai báo thông tin xét tuyển, các bước thực hiện: chọn thứ tự nguyện vọng; chọn mã trường, tên trường; chọn mã xét tuyển (ngành/nhóm ngành) theo mã do cơ sở đào tạo quy định.
Từ 18/7 đến 17h ngày 30/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần. Tất cả các nguyện vọng xét tuyển của thí sinh được xử lý trên hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm đủ điều kiện trúng tuyển.
Thí sinh xét tuyển sớm tại các trường vẫn phải đăng ký xét tuyển trên hệ thống: thí sinh chọn thứ tự cho nguyện vọng đã được cơ sở đào tạo xét tuyển sớm (kết quả xét tuyển sớm được các trường đưa lên hệ thống để hỗ trợ thí sinh lựa chọn).
Thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào cơ sở đào tạo theo kế hoạch xét tuyển sớm, nếu đủ điều kiện trúng tuyển phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống để được xét tuyển theo quy định.
Đối với thí sinh xét tuyển sớm lưu ý phải cung cấp các minh chứng (điểm xét tuyển, minh chứng về đối tượng ưu tiên) cho các trường (nếu trường yêu cầu) để làm căn cứ xét tuyển. Các trường không được yêu cầu thí sinh cung cấp văn bản xác nhận về nơi thường trú.
Từ 31/7 đến 17h ngày 6/8, thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Đối với thí sinh xét tuyển sớm lưu ý phải cung cấp các minh chứng (điểm xét tuyển, minh chứng về đối tượng ưu tiên) cho các trường (nếu trường yêu cầu) để làm căn cứ xét tuyển. Các trường không được yêu cầu thí sinh cung cấp văn bản xác nhận về nơi thường trú.
Từ 31/7 đến 17h ngày 6/8, thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Để giúp thí sinh có lựa chọn phù hợp, theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – Giám đốc Trung tâm khảo thí – Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ GD&ĐT thống kê 20 phương thức xét tuyển nhưng thực chất chỉ 5 phương thức gốc: Tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT; sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, tư duy; chứng chỉ tiếng Anh quốc tế; học bạ; kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Chậm nhất là 17h ngày 27/8, tất cả thí sinh trúng tuyển hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống.
Các trường kết hợp các phương thức gốc trên với nhau để tạo nên nhiều “nhánh” nhằm đa dạng phương thức tuyển và tăng cơ hội cho thí sinh. Học sinh chỉ cần quan tâm và chuẩn bị đáp ứng tốt nhất có thể với các phương thức gốc trên, trong đó sở trường của bản thân thì đầu tư nhiều hơn để ưu tiên sử dụng khi đăng ký nguyện vọng.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, theo quy định, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo và thí sinh phải nhập dữ liệu lên hệ thống chung để chạy “lọc ảo”. Quá trình chạy “lọc ảo” sẽ chỉ cho phép mỗi thí sinh (theo mã định danh cá nhân) chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng được xếp ưu tiên cao nhất.
Vì thế dù thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển 5 – 10 ngành/trường thì cũng sẽ chỉ được trúng tuyển vào 1 nơi. Để đảm bảo thí sinh trúng tuyển vào nguyện vọng mình yêu thích nhất, phù hợp nhất thì các em cần cân nhắc đặt lên trước các nguyện vọng đó theo thứ tự từ 1 đến hết.
“Thí sinh có thể đăng ký nhiều nguyện vọng vào một trường và nhiều trường, nhưng chỉ khi đăng ký trên hệ thống của Bộ GD&ĐT thì việc xếp ưu tiên các nguyện vọng mới có ý nghĩa. Vì thế bên cạnh việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các ngành của các trường khác nhau theo yêu cầu của các trường, thí sinh phải nhập dữ liệu đăng ký của tất cả các nguyện vọng lên hệ thống của Bộ GD&ĐT theo thứ tự ưu tiên. Việc xếp thứ tự ưu tiên chỉ thể hiện duy nhất trên hệ thống này” – PGS.TS Nguyễn Thu Thủy khẳng định.