Vì sao Nam Bộ nắng nóng nhất trong lịch sử?

Vì sao Nam Bộ nắng nóng nhất trong lịch sử?- Ảnh 2.

Từ đầu năm đến nay, TPHCM ghi nhận 74 ngày nắng nóng, mức kỷ lục trong gần 30 năm qua, theo dữ liệu của Trung tâm Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ. Tức là, bình quân 3 ngày có 2 ngày nhiệt độ TPHCM trên 35 độ C. Tần suất nắng nóng này cao gấp đôi mức trung bình của thành phố ba thập niên qua (33 ngày).

Từ đầu năm đến nay, TPHCM ghi nhận 74 ngày nắng nóng, mức kỷ lục trong gần 30 năm qua, theo dữ liệu của Trung tâm Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ. Tức là, bình quân 3 ngày có 2 ngày nhiệt độ TPHCM trên 35 độ C. Tần suất nắng nóng này cao gấp đôi mức trung bình của thành phố ba thập niên qua (33 ngày).

Trong 4 tháng, người dân TPHCM hứng chịu giai đoạn nắng gay gắt. Số đợt nắng nóng – nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C từ hai ngày liên tiếp trở lên – tương đồng với các năm El Nino trước. Nhưng mỗi đợt trở nên dài hơn, trong đó, đợt nắng từ 29/3 tới nay kéo dài 28 ngày liên tục và chưa kết thúc, cũng là mức kỷ lục từ 1997 tới nay.

Ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ – cho biết, năm nay nắng nóng tại TPHCM và các tỉnh, thành Nam Bộ có một số điểm diễn ra bất thường. “Độ dài của đợt nắng nóng gần như dài nhất từ tháng 2 đến nay, còn tiếp tục kéo dài trong thời gian tới. Điển hình như Biên Hòa (Đồng Nai) đạt nhiệt độ cao nhất 40 độ C, đây là giá trị cao nhất từ trước đến nay” – ông Quyết cho hay.

Ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ – cho biết, năm nay nắng nóng tại TPHCM và các tỉnh, thành Nam Bộ có một số điểm diễn ra bất thường. “Độ dài của đợt nắng nóng gần như dài nhất từ tháng 2 đến nay, còn tiếp tục kéo dài trong thời gian tới. Điển hình như Biên Hòa (Đồng Nai) đạt nhiệt độ cao nhất 40 độ C, đây là giá trị cao nhất từ trước đến nay” – ông Quyết cho hay.

Tuy vậy, số ngày nắng nóng vẫn cao kỷ lục ở nhiều nơi. Ông Quyết phân tích, tác động của El Nino không tương quan hoàn toàn với cường độ nắng nóng. Dự báo sang tháng 5, nhiều đợt nắng nóng diện rộng có thể xuất hiện ở cả miền Đông và miền Tây với nhiệt độ cao nhất 37 – 38 độ C và trên 38 độ C ở các tỉnh miền Đông và ven biên giới Tây Nam.

Theo ông Quyết, sang tháng 6, nhiệt độ vẫn cao hơn trung bình nhiều năm. Nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C vẫn còn xuất hiện một vài nơi ở các tỉnh thành miền Đông. Đến tháng 7, tháng 8, nhiệt độ trung bình mới phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm.

Ông Lê Đình Quyết cho biết số ngày nắng nóng năm nay sẽ nhiều hơn trung bình các năm trước vì diễn biến khí hậu rất phức tạp. Do đó khả năng thời gian bắt đầu mùa mưa năm nay đến muộn hơn các năm, có thể vào ngày 10-15/5.

El Nino cũng khiến thời tiết khô hạn, lượng nước ở sông Cửu Long về ít, gây ra tình trạng xâm nhập mặn ở các tỉnh miền Tây, ảnh hưởng đời sống, sản xuất hàng triệu người dân. Tại TPHCM, xâm nhập mặn vào sâu trên các sông ở khu vực thành phố, đặc biệt là sông Sài Gòn, mức độ rủi ro thiên tai ở cấp độ 3 (tác động xấu và để lại hậu quả nghiêm trọng về môi trường).

Dự báo của Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong 3-4 tháng tới Việt Nam nhiều khả năng xuất hiện nhiệt độ cao kỷ lục, lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *