Trẻ bị say tàu, xe là khi não của trẻ nhận được các thông điệp khác nhau từ các bộ phận cơ thể cảm nhận chuyển động như mắt, tai trong, dây thần kinh, khớp… Khi ngồi trên xe, mắt truyền tín hiệu đến não là cơ thể không chuyển động, nhưng tai lại truyền tín hiệu là đang di chuyển về phía trước. Điều này gây ra những tín hiệu xung đột và não không kịp xử lý chúng. Do đó, sẽ gây cảm giác chóng mặt và buồn nôn.
Trẻ bị say tàu, xe là khi não của trẻ nhận được các thông điệp khác nhau từ các bộ phận cơ thể cảm nhận chuyển động như mắt, tai trong, dây thần kinh, khớp… Khi ngồi trên xe, mắt truyền tín hiệu đến não là cơ thể không chuyển động, nhưng tai lại truyền tín hiệu là đang di chuyển về phía trước. Điều này gây ra những tín hiệu xung đột và não không kịp xử lý chúng. Do đó, sẽ gây cảm giác chóng mặt và buồn nôn.
Ngoài ra, trạng thái tinh thần phấn khích hoặc quá căng thẳng khi đi tàu, xe, máy bay… cũng khiến các triệu chứng của trẻ nặng lên.
– Dimenhydrinate (dramamine) và meclizine (bonine) có thể ngăn ngừa say tàu xe bằng cách giảm kích thích tiền đình. Nên dùng từ 1 đến 2 giờ trước khi lên xe ô tô hoặc đi thuyền. Nếu chuyến đi kéo dài, có thể dùng thêm liều tiếp theo, cách nhau 4-6 giờ. Lưu ý, các thuốc này có thể gây buồn ngủ.
– Ondansetron (zofran): Thuốc này giúp ngăn ngừa/điều trị buồn nôn và nôn nhưng không trực tiếp ngăn ngừa say tàu xe. Thuốc hoạt động tốt nhất khi được dùng ít nhất 1 đến 2 giờ trước khi đi tàu xe.
– Scopolamine: Miếng dán scopolamine có thể tác dụng trong 72 giờ và rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa say tàu xe. Dán trước khi lên xe khoảng 4 giờ. Lưu ý, không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Thuốc có thể gây buồn ngủ và thay đổi thị lực tạm thời.
– Cyproheptadine (periactin): Đây là một loại thuốc kháng histamine (thuốc dị ứng) cũng có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa say tàu xe. Thuốc cần kê đơn, ó tác dụng tốt nhất khi dùng hàng ngày, do đó chỉ nên dùng ở trường hợp trẻ bị say tàu xe thường xuyên và nặng.
Trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ của của thuốc chống say tàu xe như: Buồn ngủ hoặc kích thích, khô miệng, táo bón, khô mắt… Để dùng các thuốc chống say tàu xe cho trẻ an toàn, các bậc cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu sau khi uống thuốc trẻ gặp các triệu chứng bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.