Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ quan tâm về y tế công cộng tại diễn đàn Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 77

Trong phát biểu diễn ra chiều ngày 28/5 (theo giờ địa phương), PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế – Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế Việt Nam tại WHA 77 nêu rõ, cách đây 1 năm chúng ta đã kỷ niệm 75 năm thành lập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 1948, một cột mốc quan trọng trong lịch sử y tế công cộng toàn cầu. 

Trong nhiều thập kỷ, những thành tựu về y tế công cộng đã cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người dân trên khắp thế giới, bao gồm những lợi ích to lớn về sức khỏe cho người dân Việt Nam. Đây là những thành tựu mà Việt Nam vô cùng tự hào chia sẻ hôm nay.

Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ quan tâm về y tế công cộng tại diễn đàn Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 77- Ảnh 1.

PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế – Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế Việt Nam tại WHA 77 chia sẻ quan tâm về y tế công cộng tại diễn đàn Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 77.

Thứ nhất là tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe tuyến cơ sở hoặc hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu làm nền tảng cho bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Điều này có nghĩa là định hướng lại hệ thống y tế từ bệnh viện làm trung tâm sang chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc lấy con người làm trung tâm, đồng thời mang lại cho mọi người quyền tiếp cận công bằng với các dịch vụ y tế thiết yếu, có chất lượng ở cấp cơ sở gần nơi họ sinh sống.

Thứ nhất là tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe tuyến cơ sở hoặc hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu làm nền tảng cho bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Điều này có nghĩa là định hướng lại hệ thống y tế từ bệnh viện làm trung tâm sang chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc lấy con người làm trung tâm, đồng thời mang lại cho mọi người quyền tiếp cận công bằng với các dịch vụ y tế thiết yếu, có chất lượng ở cấp cơ sở gần nơi họ sinh sống.

Thứ trưởng cũng nêu rõ, mặc dù Việt Nam đã đạt được tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế xã hội trên 93% dân số nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm, bao gồm cải thiện tài chính cho chăm sóc sức khỏe ban đầu và bao phủ các dịch vụ y tế thiết yếu, đặc biệt là đối với các bệnh không lây nhiễm (NCD) và sức khỏe bà mẹ.

Ngoài ra, Việt Nam đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách về tiêm chủng định kỳ cho trẻ em do sự gián đoạn của đại dịch COVID-19 và tình trạng thiếu vaccine. 

Từ năm 2022 đến 2030, Việt Nam sẽ bổ sung thêm 4 vaccine vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bao gồm vaccine phòng bệnh do virus Rota từ năm 2022, vaccine phòng bệnh do phế cầu từ năm 2025, vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung từ năm 2026 và vaccine phòng bệnh cúm mùa từ năm 2030.

Từ năm 2022 đến 2030, Việt Nam sẽ bổ sung thêm 4 vaccine vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bao gồm vaccine phòng bệnh do virus Rota từ năm 2022, vaccine phòng bệnh do phế cầu từ năm 2025, vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung từ năm 2026 và vaccine phòng bệnh cúm mùa từ năm 2030.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, chúng ta phải đối mặt với các tình huống khẩn cấp khác về sức khỏe, bao gồm sự bùng phát của các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine như sởi và bạch hầu, cũng như bệnh Mpox, cúm gia cầm ở người, sốt xuất huyết và các bệnh khác.

Cũng trong tháng 5/2024, Chính phủ Việt Nam và WHO thông báo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tại Hà Nội đã được chỉ định là Trung tâm Hợp tác của WHO. Vì vậy, Việt Nam rất vinh dự nhận được sự ghi nhận này về vai trò quan trọng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tại Việt Nam cũng như khả năng đóng góp của Bệnh viện này cho an ninh y tế khu vực và toàn cầu. 

“Việt Nam tự hào về tất cả những thành tựu y tế mà Việt Nam đã đạt được và mong muốn tiếp tục hợp tác với WHO trong thời gian tới” – Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương nói.

Cũng trong ngày 28/5, Ủy ban A tiếp tục phiên họp về các nội dung của Trụ cột thứ 4 gồm Dự thảo Chương trình công tác chung lần thứ 14, 2025 – 2028; tài chính và việc thực hiện Chương trình ngân sách 2022-2023 và vấn đề tài chính của Chương trình ngân sách 2024-2025; Tài chính bền vững: Vòng đầu tư của WHO.

Ngoài ra, các vấn đề thuộc Trụ cột số 2 cũng được tiến hành thảo luận, bao gồm các trường hợp khẩn cấp về y tế công cộng; chuẩn bị và ứng phó; Cơ quan Đàm phán liên Chính phủ để dự thảo và đàm phán về một Công ước/Thỏa thuận của WHO hoặc 1 văn kiện quốc tế khác về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch; Nhóm Công tác về Sửa đổi Điều lệ Y tế quốc tế (2005); Ủy ban Tư vấn và Giám sát độc lập cho Chương trình Khẩn cấp về Y tế của WHO; Việc thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (2005).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *