Ngày 14/5, tại TP Huế, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện nội dung Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình). Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị, TS. Trần Minh Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế được giao đầu mối triển khai Nội dung 2: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc tiểu dự án 2, Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, nội dung đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý được triển khai thí điểm 22 dự án trên địa bàn 22 huyện của 21 tỉnh.
Báo cáo tại hội nghị, TS. Trần Minh Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế được giao đầu mối triển khai Nội dung 2: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc tiểu dự án 2, Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, nội dung đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý được triển khai thí điểm 22 dự án trên địa bàn 22 huyện của 21 tỉnh.
Thời gian qua, Bộ Y tế đã xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn và trả lời các khó khăn vướng mắc của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện nội dung đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý. Bên cạnh đó, đơn vị trực thuộc Bộ phối hợp cùng cơ quan liên quan thành lập đoàn công tác để hướng dẫn, khảo sát sơ bộ vùng trồng dược liệu quý tại các địa phương.
Theo TS. Trần Minh Ngọc, về triển khai nội dung đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại các địa phương, kinh phí trung ương phân bổ cho 20 tỉnh được lựa chọn triển khai năm 2021- 2023 là 560,603 tỷ đồng.
Các tỉnh có quyết định phân bổ nguồn vốn để triển khai. Tuy nhiên, ở một số địa phương chưa phân bổ nguồn vốn đến huyện triển khai thực hiện dự án như đề xuất ban đầu, một số địa phương phân bổ cho nhiều huyện cùng triển khai thực hiện nội dung… dẫn đến nguy cơ nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung được nguồn lực hình thành vùng nguyên liệu tập trung, khó thu hút, kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư.
Các tỉnh có quyết định phân bổ nguồn vốn để triển khai. Tuy nhiên, ở một số địa phương chưa phân bổ nguồn vốn đến huyện triển khai thực hiện dự án như đề xuất ban đầu, một số địa phương phân bổ cho nhiều huyện cùng triển khai thực hiện nội dung… dẫn đến nguy cơ nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung được nguồn lực hình thành vùng nguyên liệu tập trung, khó thu hút, kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư.
Tuy nhiên, hiện mới có 16/22 huyện ban hành thông báo lựa chọn chủ trì liên kết. Trong đó, một số địa phương sau khi thông báo lựa chọn chủ trì liên kết thực hiện dự án có thông báo tạm dừng tiếp nhận hồ sơ do cần hoàn thiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc ban hành mẫu hồ sơ, thủ tục trình tự, tiêu chí lựa chọn dự án.
Tại hội nghị, TS. Phan Thúy Hiền, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cho hay, hiện nay có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển sử dụng thảo dược để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng dược liệu từ 60.000 – 80.000 tấn/năm nhưng thực tế chỉ cung cấp khoảng 15.600 tấn/năm.
Tồn tại trong phát triển dược liệu hiện nay là chưa xây dựng được nhiều vùng dược liệu tập trung đạt tiêu chuẩn theo GACP-WHO, chủ yếu quy mô vẫn nhỏ lẻ, manh mún. Ngoài ra, thiếu quy trình quản lý, kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến độ an toàn, chất lượng; thiếu các cơ sở sơ chế, chế biến đạt tiêu chuẩn. Các sản phẩm từ dược liệu chưa đa dạng, sản lượng ít, thị trường tiêu thụ không ổn định.
Phó Viện trưởng Viện Dược liệu cho rằng, để phát triển dược liệu, về khoa học công nghệ cần áp dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng, sơ chế, bảo quản dược liệu. Nhân rộng việc áp dụng tiêu chuẩn GACP – WHO và tiêu chuẩn hữu cơ cho tất cả vùng trồng dược liệu tại địa phương.