Trường hợp nguồn này đấu nối với lưới điện, người dân chọn phát điện dư thừa vào hệ thống sẽ được Nhà nước ghi nhận sản lượng nhưng không thanh toán. Tức là, người dân có thể bán điện dư thừa, nhưng giá 0 đồng. Đề xuất này giữ nguyên so với bản thảo Bộ Công thương đưa ra cuối năm ngoái.
Trường hợp nguồn này đấu nối với lưới điện, người dân chọn phát điện dư thừa vào hệ thống sẽ được Nhà nước ghi nhận sản lượng nhưng không thanh toán. Tức là, người dân có thể bán điện dư thừa, nhưng giá 0 đồng. Đề xuất này giữ nguyên so với bản thảo Bộ Công thương đưa ra cuối năm ngoái.
Chuyên gia năng lượng, TS Ngô Đức Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, không hiểu lý do vì sao Bộ Công Thương đề xuất như vậy, bởi hiện nay, miền Bắc đứng trước nguy cơ thiếu điện, dân lắp điện mặt trời để sản xuất, dư thừa nhưng bán với giá 0 đồng là không phù hợp.
Đặc thù điện mặt trời là phát điện vào ban ngày và thay đổi bức xạ theo từng thời điểm, điều này dẫn đến việc thừa, thiếu điện trong quá trình sử dụng năng lượng mặt trời. Việc không thể bán điện dư thừa, hoặc khấu trừ vào tổng sản lượng sử dụng dẫn đến không hiệu quả khi đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời.
Đặc thù điện mặt trời là phát điện vào ban ngày và thay đổi bức xạ theo từng thời điểm, điều này dẫn đến việc thừa, thiếu điện trong quá trình sử dụng năng lượng mặt trời. Việc không thể bán điện dư thừa, hoặc khấu trừ vào tổng sản lượng sử dụng dẫn đến không hiệu quả khi đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời.
Nếu sản lượng điện dư từ hệ thống điện mặt trời được bán lên lưới, sẽ rất có lợi cho nền kinh tế và an sinh xã hội, giúp giá điện bán lẻ rẻ hơn. Hầu hết các nước khi chuyển dịch năng lượng xanh, họ đều ưu tiên phát triển nguồn điện mặt trời phân tán trước, sau đó mới đến các nguồn năng lượng tái tạo khác bởi nó có giá thành rẻ và dễ thực hiện.
Theo Bộ Công Thương, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, người dân lắp đặt điện mặt trời mái nhà để tự sử dụng, cung cấp cho nhu cầu tại chỗ, giảm áp lực cho ngành điện. Việc giới hạn công suất tăng thêm đến năm 2030 chỉ có 2.600 MW với năng lượng tái tạo theo Quy hoạch điện VIII, nên nếu tổng công suất nguồn này vượt quá sẽ gây tác động lớn đến vận hành an toàn hệ thống, cơ cấu nguồn điện, đặc biệt làm quá tải hệ thống truyền tải.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), đặt mục tiêu tới năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia. Với quy định này, chắc chắn làm các hộ dân có ý định lắp hệ thống điện mặt trời mái nhà chùn bước, thì liệu mục tiêu mà Quy hoạch điện VIII có đạt như mong muốn?
Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong, hiện nay chúng ta vẫn phải đối diện với tình trạng thiếu điện nên việc khuyến khích phát triển điện mặt trời là chủ trương đúng đắn. Các đề xuất mà Bộ Công Thương đưa ra trong dự thảo lần này như Nhà nước sẽ ưu tiên ngân sách để phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công; các dự án được miễn giấy phép hoạt động điện lực; không phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung đất năng lượng và công năng… là phù hợp, tạo điều kiện cho người dân phát triển điện mặt trời mái nhà.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cần giải thích rõ để người dân hiểu về cơ chế điều hành điện, về việc tại sao cho người dân phát điện dư thừa lên lưới nhưng không được thanh toán tiền. Nggoài các chính sách khuyến khích nêu trên thì việc Bộ Công Thương đề xuất nghiêm cấm kinh doanh đối với điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu; không được bán điện cho tổ chức, cá nhân khác là… không phù hợp.