Đã có hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, chuyên gia nêu dấu hiệu nặng của bệnh

Thống kê chi tiết số ca mắc tay chân miệng trên cả nước đến nay cho thấy đã có 13.746 trường hợp. Số liệu này tăng hơn 3.000 ca so với số liệu Bộ Y tế này công bố trong cuộc họp phòng chống dịch trực tuyến toàn quốc ngày 10/4.

Thống kê ừ ngày 12 – 19/4, Hà Nội ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.

Thống kê ừ ngày 12 – 19/4, Hà Nội ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.

Trường hợp nhận được kiến nghị liên quan đến việc khó khăn trong nguồn cung ứng thuốc, Cục Quản lý Dược sẽ khẩn trương giải quyết theo quy định.

Cũng trong thời điểm này Hà Nội ghi nhận 8 ổ dịch tay chân miệng, trong đó Thanh Oai có 3 ổ dịch; 5 quận, huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng mỗi nơi có 1 ổ dịch. Không chỉ riêng ở Hà Nội, tại miền Bắc số ca mắc tay chân miệng cũng đang gia tăng.

Tại TPHCM, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, tính từ ngày 8 – 14/4 có 287 ca mắc tay chân miệng, tăng 87% so với trung bình 1 tháng trước.

Tại TPHCM, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, tính từ ngày 8 – 14/4 có 287 ca mắc tay chân miệng, tăng 87% so với trung bình 1 tháng trước.

Theo ông Đức, tay chân miệng đến nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh, trong khi bệnh này lây chủ yếu theo đường tiêu hóa từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Dẫn đến nguy cơ lây truyền bệnh khi trẻ sinh hoạt tập thể tại cơ sở giáo dục mầm non, nhưng công tác tác phối hợp, giám sát phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục mầm non lại chưa hiệu quả…

TS.BS Nguyễn Văn Lâm – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin có hai nhóm tác nhân gây bệnh tay chân miệng thường gặp là Coxsackie virus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71).

Trong khi các trường hợp nhiễm CA16 thường biểu hiện bệnh nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, thì EV71 sẽ gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, có tốc độ lây lan nhanh và dễ thành dịch xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng từ tháng 4-6 và tháng 10 – 12. Bệnh lây qua đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, tiếp xúc đồ chơi, quần áo… nhất là trong môi trường tập thể như mẫu giáo, trường học.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng: sốt nhẹ, mệt mỏi, loét miệng, đau họng, biếng ăn, chảy nước miếng, phát ban dạng phỏng nước (ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông…).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *