Chuyện về những người mở đường, gánh gạo, kéo pháo vào Điện Biên

Chuyện về những người mở đường, gánh gạo, kéo pháo vào Điện Biên- Ảnh 1.

Ở cái tuổi 90, cựu chiến binh Phạm Tinh Vi, trú xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cố lật tìm trong ký ức những ngày tham gia hỗ trợ chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông kể, năm 1953, ông cùng nhiều thanh niên yêu nước khác theo tiếng gọi lên đường hỗ trợ kháng chiến.

Ông Phạm Tinh Vi còn nhớ, ngày đó, đoàn quân băng rừng từ vùng núi huyện Tuyên Hóa rồi ngược Bắc. Trên đường tới chiến trường, có thêm nhiều chiến sĩ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An… gia nhập đội hình. Sau hơn 10 ngày, ông Vi cùng đồng đội được phát súng, cuốc, xẻng, cưa… để thực hiện nhiệm vụ mở đường.

Ông Phạm Tinh Vi còn nhớ, ngày đó, đoàn quân băng rừng từ vùng núi huyện Tuyên Hóa rồi ngược Bắc. Trên đường tới chiến trường, có thêm nhiều chiến sĩ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An… gia nhập đội hình. Sau hơn 10 ngày, ông Vi cùng đồng đội được phát súng, cuốc, xẻng, cưa… để thực hiện nhiệm vụ mở đường.

Cứ di chuyển và thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên chứ khi đó cũng không biết mình đang ở vị trí nào. Khi đó chỉ biết là mở đường từ vùng hậu cứ để chuyển lương thực, vũ khí và quân ra chiến trường Điện Biên. Chúng tôi phối hợp cùng dân công hỏa tuyến tiến hành mở đường, địch nghi ngờ nên bắn phá rất rát“, ông Vi cho biết.

Địch bắn phá ác liệt nên ông Vi cùng đồng đội vừa mở đường vừa chiến đấu bảo vệ thành quả. Trên tuyến đường ấy, những đoàn người vác, gánh, những đoàn xe thồ thẳng hàng hướng chiến trường Điện Biên mà đi. Sau những ngày mở đường, bám đường, khi nhận tin thắng trận từ chiến trường, ông Vi cùng đồng đội vui sướng vô cùng vì quân và dân ta có một trận đánh lẫy lừng năm châu.

Địch bắn phá ác liệt nên ông Vi cùng đồng đội vừa mở đường vừa chiến đấu bảo vệ thành quả. Trên tuyến đường ấy, những đoàn người vác, gánh, những đoàn xe thồ thẳng hàng hướng chiến trường Điện Biên mà đi. Sau những ngày mở đường, bám đường, khi nhận tin thắng trận từ chiến trường, ông Vi cùng đồng đội vui sướng vô cùng vì quân và dân ta có một trận đánh lẫy lừng năm châu.

Sau chiến dịch này, ông Vi tiếp tục theo “binh nghiệp”, góp nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với những đóng góp đó, năm 1997, ông Vi được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhất.

Xuôi về vùng hữu ngạn sông Kiến Giang, đến thăm chiến sĩ Điện Biên Đặng Văn Duy (SN 1930), trú thôn Trung Quán, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) được nghe ông say sưa kể về những ngày tháng gian khó mà hào hùng khi ông tham gia chiến dịch.

Ông Duy nhớ lại, bản thân lên đường nhập ngũ khi vừa tròn 19. Sau khi tham gia huấn luyện, chiến đấu tại đơn vị bộ đội địa phương ở Quảng Bình ông được cử đi học 6 tháng tại phân khu Bình Trị Thiên, được đề bạt làm trung đội phó rồi thuyên chuyển công tác về Đại đoàn 304, một trong những đại đoàn chủ lực tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ông Duy kể, ngày ấy, bản thân là khẩu đội trưởng của một đơn vị pháo 75mm, thuộc Đại đoàn 304. Đơn vị ông Duy vừa đánh, vừa nghi binh, phân tán lực lượng cơ động chiến lược của địch, tạo điều kiện cho các đơn vị tham gia chiến dịch di chuyển lực lượng, phương tiện thuận lợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *