Các khu vực khác ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến từ 35-39 độ C, có nơi trên 39 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 40-50%. Khu vực từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có nắng nóng với nền nhiệt cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 50-55%.
Các khu vực khác ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến từ 35-39 độ C, có nơi trên 39 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 40-50%. Khu vực từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có nắng nóng với nền nhiệt cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 50-55%.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo nắng nóng có khả năng giảm dần từ ngày 1-2/5 ở Bắc Bộ và Trung Bộ; từ ngày 4-5/5 ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Độ rủi ro thiên tai do nắng nóng cấp 1; riêng khu vực Sơn La, Hòa Bình và từ Thanh Hóa đến Phú Yên cấp 2.
Từ chiều tối và đêm 30/4-1/5, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu kết hợp với hội tụ gió trên cao, thời tiết Hà Nội có khả năng có mưa rào và giông rải rác, nắng nóng suy giảm. Trong ngày 1/5, nhiệt độ cao nhất hạ liền 8 độ so với trước đó, trời dịu mát.
Từ chiều tối và đêm 30/4-1/5, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu kết hợp với hội tụ gió trên cao, thời tiết Hà Nội có khả năng có mưa rào và giông rải rác, nắng nóng suy giảm. Trong ngày 1/5, nhiệt độ cao nhất hạ liền 8 độ so với trước đó, trời dịu mát.
Hiện nay đang trong giai đoạn chuyển mùa, thường xuyên có sự tranh chấp của các khối khí có đặc điểm khác nhau, khí quyển trở nên bất ổn định hơn nên mưa dông cũng xảy ra nhiều hơn so với các thời điểm khác trong năm. Trong một số trường hợp ổ dông có đối lưu phát triển mạnh thì ngoài việc gây ra mưa to có có thể kèm theo hiện tượng mưa đá và gió giật mạnh.
Trường hợp dông ngày 24/4 ở khu vực giữa Hòa Bình và Sơn La là một ví dụ điển hình, nguyên nhân là do ảnh hưởng rìa phía nam của một khối không khí lạnh yếu, kết hợp với hoạt động một vùng hội tụ gió trên độ cao 1500m được tạo ra bởi rìa phía tây của lưỡi áp cao cận nhiệt đới (khối không khí biển lấn từ phía đông vào), cộng thêm gió tây nam di chuyển từ vùng Thượng Lào sang, hội tụ ở khu vực dọc kinh tuyến 105.
Ông Hưởng cho biết, theo số liệu vệ tinh ước tính nhiệt độ đỉnh mây đối lưu thời điểm dông ở mức -81,2 độ C. Đây là dấu hiệu cho thấy tháp mây đối lưu phát triển rất dữ dội. Độ cao khối mây có thể trên 10km. Sự bột phát của những tháp mây như vậy thường xuất hiện vào giai đoạn giao mùa và gây ra dông lốc mạnh hoặc mưa đá.
“Chúng tôi dự báo sau ngày 30/4, khoảng ngày 1-3/5 có khả năng xảy ra một tương tác giống như tương tác của hình thế thời tiết ngày 24/4 vừa rồi, tức là nền nhiệt cao có một chút không khí lạnh gây ra hiện tượng mưa dông ở khu vực phía Bắc Bộ, trong đó trọng tâm của khu vực và vùng núi Trung du Bắc Bộ trong khoảng đêm 30/4, ngày 1/5 có khả năng xảy ra hiện tượng mưa giông lốc và gió giật mạnh”, ông Hưởng nói.
Ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết, tùy theo từng vùng, miền, thời gian xảy ra hiện tượng dông nhiều ở mỗi địa phương một khác nhau. Mặc dù vậy, nhìn chung ở nước ta mùa dông thường bắt đầu từ cuối tháng 3 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12. Lốc thường xảy ra trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 10. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trong mùa Đông hầu như không có hiện tượng này. Lốc xoáy thường xảy ra vào mùa Hè, nhất là ở những vùng núi và vùng sát biển. Ở Nam Bộ, hiện tượng gió lốc trong mùa Hè không phổ biến như ở Bắc Bộ và Trung Bộ.