Cá chết nổi trắng mặt hồ nhiều nơi, chuyên gia chỉ cách phòng ngừa

Cá chết nổi trắng mặt hồ nhiều nơi, chuyên gia chỉ cách phòng ngừa- Ảnh 2.

Ngày 5/5, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa) cho biết, đã có kết quả xét nghiệm mẫu cá, mẫu nước, xác định nguyên nhân khiến cá lồng chết bất thường trên sông Mã. Kết quả cho thấy, không phát hiện các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nấm trên cá chết được lấy mẫu; có hiện tượng thiếu oxy hòa tan trong nước tác động làm cho cá chết.

Ngày 5/5, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa) cho biết, đã có kết quả xét nghiệm mẫu cá, mẫu nước, xác định nguyên nhân khiến cá lồng chết bất thường trên sông Mã. Kết quả cho thấy, không phát hiện các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nấm trên cá chết được lấy mẫu; có hiện tượng thiếu oxy hòa tan trong nước tác động làm cho cá chết.

Trước đó tại Đồng Nai, ngày 3/5 đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai đã đi kiểm tra công tác xử lý cá chết tại hồ Sông Mây, huyện Trảng Bom. Đợt kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân cá chết cũng như việc xử lý môi trường tại hồ Sông Mây. Nguyên nhân ban đầu xác định cá chết hàng loạt vì lượng nước trong hồ xuống thấp, đáy hồ khô cạn, trong khi đó mật độ cá nuôi trong hồ dày đặc nên cá thiếu oxy dẫn đến chết hàng loạt.

Trước đó tại Hải Dương, hiện tượng cá chết hàng loạt cũng khiến không ít hộ dân điêu đứng. Thống kê của Sở NN&PTNT Hải Dương, kể từ ngày 30/3 đến nay, lượng cá lồng chết ước khoảng gần 1.000 tấn, chiếm gần 1% sản lượng toàn tỉnh. Tổng số hộ có cá nuôi lồng bị chết khoảng 400 hộ, với hơn 4.000 lồng, số hộ có cá chết hơn 30% sản lượng (khoảng gần 30 hộ), chủ yếu tại xã Tiền Tiến và phường Nam Đồng (TP Hải Dương).

Trước đó tại Hải Dương, hiện tượng cá chết hàng loạt cũng khiến không ít hộ dân điêu đứng. Thống kê của Sở NN&PTNT Hải Dương, kể từ ngày 30/3 đến nay, lượng cá lồng chết ước khoảng gần 1.000 tấn, chiếm gần 1% sản lượng toàn tỉnh. Tổng số hộ có cá nuôi lồng bị chết khoảng 400 hộ, với hơn 4.000 lồng, số hộ có cá chết hơn 30% sản lượng (khoảng gần 30 hộ), chủ yếu tại xã Tiền Tiến và phường Nam Đồng (TP Hải Dương).

“Mùa đông và đầu xuân trời khá lạnh nên tốc độ các phản ứng sinh học và hóa học phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ khá nhỏ. Vì vậy, nhiều chất hữu cơ bị tích tụ trong sông. Mùa này cũng hầu như không có mưa lớn nên nước sông không đươc cung cấp nguồn nước sạch từ hiện tượng chảy tràn nước mưa để rửa sạch sông.

Thời điểm chuyển mùa, do nắng nóng nên nước nóng lên rất nhanh. Vì vậy, các phản ứng sinh học và hóa học phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ xảy ra nhanh và cần rất nhiều ô-xy, dẫn tới cạn kiệt ô-xy. Ngoài ra, gió lặng về đêm cũng làm tốc độ trao đổi ô-xy giữa nước và không khí thấp. Tất cả các hiện tượng trên tạo ra nồng độ ô-xy trong nước thấp và làm cá chết”, PGS.TS Vũ Thành Ca giải thích.

PGS.TS Vũ Thành Ca cho biết, để tránh hiện tượng cá chết khi chuyển mùa, cần giảm mật độ nuôi và cố gắng từng bước xử lý các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải.

Thời tiết nắng nóng kéo dài có những ngày nhiệt độ lên đến 40 độ C ngoài không khí, trên các ao nuôi nhiệt độ nước đôi khi lên đến 36 – 38 độ C, nhiệt độ này nằm ngoài giới hạn nhiệt độ của các loài cá nuôi truyền thống (22 – 28 độ C). Do vậy cá nuôi trong ao sẽ yếu dần, ăn kém và nguy cơ mắc bệnh rất cao. Cùng với đó khi nhiệt độ môi trường không khí và môi trường nước lên cao oxy hòa tan vào nước sẽ thấp, mức độ tiêu thụ oxy của các loài thủy sinh vật trong ao tăng dẫn đến các hiện tượng thiếu oxy trong nước.

Khi nhiệt độ lên cao quá trình chuyển hóa hóa học, phản ứng sinh hóa dẫn đến thiếu oxy trong tầng đáy cũng như trong ao; thiếu oxy dẫn đến quá trình phân hủy thiếu khí tạo thành các khí độc: NH3, H2S, CH4 … Tổng hợp các vấn đề trên sẽ dẫn tới tình trạng cá bị sốc, ngộ độc, giảm sức đề kháng và bệnh sẽ phát triển. Nếu quá trình thiếu khi xảy ra trong thời gian dài, các động vật thủy sản nuôi sẽ bị chết ngạt do thiếu oxy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *