Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải trình liên quan đến rút BHXH, tăng quyền lợi thai sản, ốm đau

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng đinh, chính sách BHXH nhận được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các địa phương và được sự ủng hộ của người dân, người sử dụng lao động.

Liên quan đến hưởng BHXH một lần, ông Đào Ngọc Dung cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm nhất, phức tạp nhất trong dự thảo luật. Chính phủ đã đưa ra 2 phương án (qua nhiều lần tham vấn các tổ chức quốc tế, tổ chức các hội thảo, hội nghị), đến ngày 25/5 vừa qua, Chính phủ tiếp tục cho ý kiến về nội dung này và thấy rằng không có phương án nào khác ngoài 2 phương án nêu trong dự thảo luật.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải trình liên quan đến rút BHXH, tăng quyền lợi thai sản, ốm đau- Ảnh 1.

Quốc hội dành thời gian cả ngày thảo luận về những ý kiến còn khác nhau trong dự án Luật BHXH (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH cũng nhấn mạnh, qua nghiên cứu các ý kiến đề xuất, cũng tính toán đến tích hợp 2 phương án như một số ĐBQH phân tích, theo đó người đang đóng được hưởng tiếp như phương án 1; người đóng sau này thì hưởng theo phương án 2. Tuy nhiên, sau khi xem xét, các chuyên gia đánh giá thấy rằng, nếu cộng 2 phương án thì cộng nhược điểm nhiều hơn là cộng ưu điểm. Vì vậy Chính phủ tiếp tục trình Quốc hội đề nghị lựa chọn 1 trong 2 phương án.

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH cũng nhấn mạnh, qua nghiên cứu các ý kiến đề xuất, cũng tính toán đến tích hợp 2 phương án như một số ĐBQH phân tích, theo đó người đang đóng được hưởng tiếp như phương án 1; người đóng sau này thì hưởng theo phương án 2. Tuy nhiên, sau khi xem xét, các chuyên gia đánh giá thấy rằng, nếu cộng 2 phương án thì cộng nhược điểm nhiều hơn là cộng ưu điểm. Vì vậy Chính phủ tiếp tục trình Quốc hội đề nghị lựa chọn 1 trong 2 phương án.

Liên quan đến đề xuất tăng các chính sách về thai sản, ốm đau… ông Dung cho rằng, đây là điều phù hợp, xác đáng, đúng với thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo dự thảo luật, chúng ta đã đưa rất nhiều chính sách tân tiến hơn, nhiều chính sách tốt hơn so với Luật BHXH năm 2014. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước mắt cần bảo đảm hài hòa giữa chính sách, quyền lợi với khả năng cân đối của quỹ, giữa khả năng chi và thu.

Giải trình nội dung liên quan đến mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ trưởng cho biết, Nghị quyết 28 nêu rõ, phấn đấu tới tiến tới BHXH toàn dân, đa tầng. Nghị quyết 42 cũng nêu đến năm 2030 đạt độ bao phủ là 60% nên việc mở rộng BHXH là tất yếu.

Giải trình nội dung liên quan đến mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ trưởng cho biết, Nghị quyết 28 nêu rõ, phấn đấu tới tiến tới BHXH toàn dân, đa tầng. Nghị quyết 42 cũng nêu đến năm 2030 đạt độ bao phủ là 60% nên việc mở rộng BHXH là tất yếu.

Bộ trưởng nêu rõ, những đối tượng nào đã rõ, đã đủ điều kiện, chúng ta quy định ngay trong luật này. Đối với đối tượng là hộ kinh doanh cá thể, qua lấy ý kiến cho thấy, tham gia bảo hiểm bắt buộc là phù hợp; hơn nữa, trên thị trường lao động linh hoạt, chuyển biến nhanh, một người có nhiều quan hệ lao động khác nhau.

Kết luận nội dung phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đối với những nội dung còn ý kiến khác nhau, UBTVQH sẽ xem xét thận trọng, cân nhắc và phối hợp với Chính phủ quyết định việc gửi phiếu xin ý kiến ĐBQH để lựa chọn phương án, làm cơ sở tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Định cũng cho hay, UBTVQH sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ chỉ đạo Cơ quan chủ trì soạn thảo, Cơ quan chủ trì thẩm tra nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo luật với trách nhiệm cao nhất và báo cáo UBTVQH thảo luận trong thời gian giữa 2 đợt của kỳ họp trước khi hoàn chỉnh trình Quốc hội xem xét.

Căn cứ ý kiến ĐBQH với chất lượng dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), UBTVQH sẽ báo cáo Quốc hội việc xem xét thông qua dự thảo luật hay không thông qua vào giai đoạn sau của kỳ họp này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *