Anh hùng Trần Kim Cầu và hồi ức về những trận đánh

Anh hùng Trần Kim Cầu và hồi ức về những trận đánh- Ảnh 1.

Đến thăm ông Trần Kim Cầu vào một buổi sáng cuối tháng tư, trong căn nhà giản dị bên cạnh quốc lộ 7, tại xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi ở tuổi 80 nhưng ông vẫn còn rất nhanh nhẹn, hoạt bát và đầy minh mẫn. Ký ức về những trận đánh mãnh liệt, hào hùng của dũng sĩ năm xưa vẫn hiện hữu rõ ràng trong tâm trí ông. Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về chuyện “diệt tăng”, ông Cầm vui lắm, cuộc trò chuyện trở nên đặc biệt vào ngày hôm đó.

Anh hùng Trần Kim Cầu và hồi ức về những trận đánh- Ảnh 1.

Những ký ức về cuộc chiến tranh chống mỹ đến nay vẫn còn vẹn nguyên trong người cựu binh lão thành này.

Dáng người nhỏ thấp, giản dị, đậm chất nông dân, ông tạo cảm giác thân thiện và dễ gần cho những người mới gặp lần đầu. Qua câu chuyện, càng hiểu rõ hơn về tinh thần kiên cường và sức mạnh không bao giờ chịu khuất phục trước khó khăn của một người lính. “Đánh giặc, không ai nghĩ sẽ trở thành anh hùng. Đó là trách nhiệm cao cả của mỗi người dân khi Tổ quốc lâm nguy”, ông Cầu bắt đầu câu chuyện về cuộc đời binh nghiệp của mình.

Dáng người nhỏ thấp, giản dị, đậm chất nông dân, ông tạo cảm giác thân thiện và dễ gần cho những người mới gặp lần đầu. Qua câu chuyện, càng hiểu rõ hơn về tinh thần kiên cường và sức mạnh không bao giờ chịu khuất phục trước khó khăn của một người lính. “Đánh giặc, không ai nghĩ sẽ trở thành anh hùng. Đó là trách nhiệm cao cả của mỗi người dân khi Tổ quốc lâm nguy”, ông Cầu bắt đầu câu chuyện về cuộc đời binh nghiệp của mình.

Với giọng nói hào sảng, không hoa mỹ, ông kể cho chúng tôi nghe về những thời điểm gian khổ nhưng oai hùng và rất đỗi tự hào.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, Trần Kim Cầu mất mẹ khi mới 2 tuổi và cha ông đi thêm bước nữa nên từ nhỏ thiếu đi sự quan tâm và hơi ấm từ gia đình. Nhà đông anh em, ông phải sống bên nhà chú để có thể có đủ cái ăn cái mặc, nên sự nghiệp học hành không được như bao bạn bè cùng trang lứa.

Năm 1962 vừa tròn 18 tuổi, ông được người thân xin việc làm công nhân tại nhà máy chè tại Phú Thọ. Chính tại đây, nhờ thông minh nhanh nhẹn, thật thà nên sau 5 năm làm công nhân ông Cầu được nhà máy cử đi học tại Trường Thống kê Vật tư.

Năm 1962 vừa tròn 18 tuổi, ông được người thân xin việc làm công nhân tại nhà máy chè tại Phú Thọ. Chính tại đây, nhờ thông minh nhanh nhẹn, thật thà nên sau 5 năm làm công nhân ông Cầu được nhà máy cử đi học tại Trường Thống kê Vật tư.

Nhấp chén nước chè nóng, phả hương vị thơm dịu, Thiếu tá Trần Kim Cầu tâm sự rằng: “Tung hoành trên các mặt trận của chiến trường Đông Nam bộ, tôi tham gia và chỉ huy không biết bao nhiêu trận đánh”.

Ông Cầu nhớ lại, ngày đó bộ đội ta còn rất thiếu thốn, từ quân tư trang cho đến vũ khí chiến đấu. Những năm tháng ở chiến trường, nhiều lần đứng giữa lằn ranh của sự sống và cái chết nhưng với ông trận đánh năm năm 1969 tại mặt trận Đông Nam bộ không thể nào quên. Đó là trận đánh đầu tiên ông cùng đồng đội được dùng súng chống tăng B40, B41.

“Tôi nhớ mãi ngày hôm đó, đơn vị bàn chuyện cử một đồng chí gan dạ để giữ súng chống tăng, tiêu chí phải là Đảng viên và có sức khỏe tốt để đảm bảo chiến đấu liên tục. Tôi mạnh dạn lên gặp chỉ huy đơn vị xin đảm nhận nhiệm vụ”, ông Cầu kể.

Tuy nhiên, ông nhận được câu trả lời của đội trưởng: “Tinh thần xung phong của đồng chí rất tốt, nhưng nhiệm vụ này cần người có sức khỏe. Đồng chí, người nhỏ bé thế kia, không đảm nhận được đâu”. Bỏ qua lời đội trưởng, ông Cầu vẫn kiên trì thuyết phục, và cuối cùng nhận được cái gật đầu của cấp trên.

Trong lúc trò chuyện, thi thoảng nhắc đến chiến công, Thiếu tá Cầu lại cười sảng khoái. Nhưng cũng có những khoảnh khắc, ông trầm tư, suy ngẫm về quãng thời gian đã trải qua. Ông chia sẻ rằng, trong trận đánh đó cũng có nhiều tổn thất, đơn vị đã tiêu diệt được 50 xe tăng của địch, riêng ông đã phá hủy 3 chiếc. Sau trận chiến đấu, ông được trao tặng Huân chương Chiến công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *