Xúc động cuộc hội ngộ của những bệnh nhân sau ghép phổi

Xúc động cuộc hội ngộ của những bệnh nhân sau ghép phổi- Ảnh 1.

Họ là những người may mắn được ghép phổi, được nhận món quà tặng vô giá của sự sống là những lá phổi mới.

TS.BS cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc BV Phổi Trung ương cho biết: “3 bệnh nhân được ghép phổi hôm nay đều được thực hiện với tiêu chuẩn về chẩn đoán, điều trị, kỹ thuật, chăm sóc nghiêm ngặt giống tiêu chuẩn của Mỹ”. Ca ghép phổi mới nhất của bệnh nhân Trịnh Thị Hiền dù có nhiều thách thức do bệnh nhân mắc nhiều bệnh nền, nhưng các bác sĩ đã vượt qua khó khăn, cập nhật từng ngày để xử trí tốt nhất cho người bệnh.

Xúc động cuộc hội ngộ của những bệnh nhân sau ghép phổi- Ảnh 1.

TS.BS cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc BV Phổi Trung ương và 3 bệnh nhân được ghép phổi thành công.

Bệnh viện trở thành ngôi nhà thứ 2, bác sĩ là người thân

Bệnh viện trở thành ngôi nhà thứ 2, bác sĩ là người thân

Tại cuộc gặp gỡ của những bệnh nhân đã từng được ghép phổi, bệnh nhân Nguyễn Xuân Toại – người ghép phổi có thời gian sống lâu nhất tại Việt Nam – xúc động chia sẻ: “Ngày 16/9 vừa rồi là tôi ghép phổi tròn 4 năm. Tôi được các y bác sĩ bệnh viện chăm sóc như người thân trong gia đình. Đến đây như tôi trở về ngôi nhà thứ 2 của mình.”

Bệnh nhân Toại cho biết thêm, cứ mỗi khi đến lịch khám định kỳ là ThS.BS Lê Ngọc Huy, Phó Giám đốc Trung tâm ghép tạng thường gọi điện giục ông đi khám bệnh. Hay mỗi lần “trái gió trở trời” bị ốm đau là ông đều nhờ các y bác sĩ Bệnh viện Phổi TƯ tư vấn điều trị bệnh. Ông Toại cho biết, các bác sĩ đối xử với mình vô cùng tận tình, chu đáo, chăm sóc từng chút một. Có đợt ở quê ra, ông mua ít quà quê là những quả dứa đầu mùa làm quà tặng các bác sĩ.

Ông Nguyễn Xuân Toại kể thêm, hiện tại sức khỏe của ông như người bình thường, ông có thể làm mọi việc trong gia đình và tự chăm sóc cho bản thân. Mỗi ngày, ông Toại tập đi bộ 2 lần, mỗi lần đo đồng hồ đếm bước chân được 3000 bước.

Ông Nguyễn Xuân Toại kể thêm, hiện tại sức khỏe của ông như người bình thường, ông có thể làm mọi việc trong gia đình và tự chăm sóc cho bản thân. Mỗi ngày, ông Toại tập đi bộ 2 lần, mỗi lần đo đồng hồ đếm bước chân được 3000 bước.

Riêng trong năm 2024, Bệnh viện Phổi Trung ương đã phối hợp thực hiện 2 ca ghép phổi cho người bệnh Phạm Anh Thư và người bệnh Trịnh Thị Hiền. Đây là 2 ca ghép được tiến hành tại bệnh viện với sự tham gia hội chẩn trực tuyến của các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Ghép phổi UCSF – Trường Đại học California, tại San Francisco – một trong những Trung tâm y học uy tín nhất trên thế giới, cùng sự hỗ trợ của các chuyên gia về tim mạch Bệnh viện E, GS. TS. Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu nghị, Bệnh viện Tim Hà Nội,…

Các ca phẫu thuật trên đã được thực hiện theo những quy trình chặt chẽ, bài bản và thành công theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, ca ghép phổi thứ 3 cho người bệnh Trịnh Thị Hiền thực hiện hồi tháng 4 được đánh giá là ca ghép phổi phức tạp, khó khăn hơn, do người mắc nhiều bệnh nền nặng, quá trình phẫu thuật gặp nhiều khó khăn do cấu trúc giải phẫu khó, đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao của các chuyên gia phẫu thuật, đồng thời quá trình hồi sức, chăm sóc hậu phẫu diễn phức tạp, cần sự theo dõi khắt khe, can thiệp kịp thời, sự phối hợp chặt chẽ, toàn diện giữa nhiều chuyên khoa. Đây là ca ghép phổi mang đến nhiều thử thách cho đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, nhân viên y tế. Tuy nhiên vượt qua những khó khăn, đến thời điểm hiện tại, tình trạng sức khoẻ của người bệnh đã hồi phục tốt và sẽ sớm được xuất viện.

Chia sẻ với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh nhân từng được ghép 2 lá phổi Phạm Anh Thư hiện đang là sinh viên năm thứ 2 Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên cho biết, em đang ở trọ tại Thái Nguyên, có thể tự làm được tất cả mọi việc từ chăm sóc cho bản thân đến việc học hành. Thậm chí Thư đã tăng hơn 7 kg kể từ sau ca phẫu thuật, giờ đây em còn có thể tham gia các câu lạc bộ ngoại khóa ở trường.

Chồng bệnh nhân Trịnh Thị Hiền là anh Nguyễn Minh Hạnh (ở Bắc Ninh) cho biết, vợ mình không may mắc bệnh hiểm, nhờ được các bác sĩ BV Phổi đã được ghép phổi thành công. Anh Hạnh kể, mấy tháng trời bị cách ly sau ghép phổi, việc chăm sóc cho vợ anh đều nhờ các y bác sĩ của bệnh viện. Anh cảm thấy vô cùng biết ơn và cảm phục các bác sĩ đã làm việc không chỉ bằng trách nhiệm mà còn cả bằng tấm lòng với bệnh nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *