Việt Nam quan sát được sao chổi xanh lục rực sáng bầu trời đêm

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), vào cuối tháng 9 và giữa tháng 10, sao chổi C/2023 A3 (Tsuchinshan-ATLAS) sẽ xuất hiện trên bầu trời và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đây là sự kiện được những người yêu thiên văn trên khắp thế giới mong đợi.

Các quan sát cho thấy, C/2023 A3 có vẻ là một sao chổi đặc biệt nhiều bụi dựa trên cấu trúc và hình dạng đuôi của nó cũng như thực tế, hạt nhân của nó tạo ra nhiều bụi hơn so với khí thải C2, loại khí tạo nên màu xanh lục rực rỡ của rất nhiều sao chổi.

Những người quan sát bầu trời tại Bắc bán cầu có thể nhìn thấy sao chổi ở ngay phía trên đường chân trời hướng Đông Nam, khoảng 30 phút trước khi Mặt trời mọc từ ngày 27/9 đến ngày 2/10. Một số nhà thiên văn dự đoán nó có độ sáng tương tự 20 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm.

Sau ngày 2/10, sao chổi sẽ bị ánh sáng Mặt trời che khuất, và nó sẽ xuất hiện trở lại trên bầu trời đêm của Bắc bán cầu kể từ ngày 12/10, ở gần đường chân trời phía Tây.

Sau ngày 2/10, sao chổi sẽ bị ánh sáng Mặt trời che khuất, và nó sẽ xuất hiện trở lại trên bầu trời đêm của Bắc bán cầu kể từ ngày 12/10, ở gần đường chân trời phía Tây.

Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam, dù có thể quan sát bằng mắt thường song nếu có một chiếc kính thiên văn hoặc ống nhòm thì sẽ cho kết quả quan sát tuyệt vời hơn nữa. Một lưu ý là nhiều người nhầm lẫn sao chổi và sao băng. Sao chổi không “xẹt” qua bầu trời, nó di chuyển ở rất xa nên trong khoảng thời gian ngắn thì bạn thậm chí không nhận ra sự dịch chuyển của nó trên nền trời.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *