Ứng dụng công nghệ thông tin giúp giảm áp lực, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Chuyển đổi số hướng đến nền y tế thông minh

Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản trị bệnh viện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân có bước phát triển quan trọng. Ðiều này đặt nền móng xây dựng nền y tế thông minh với ba trụ cột chính là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh; khám, chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh. Người dân bước đầu được hưởng lợi từ các thành tựu CNTT trong hoạt động y tế.

Đáng chú ý đó là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực y tế đó là khám chữa bệnh từ xa, mang lại dấu ấn, hiệu quả trong khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Theo Bộ Y tế, Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp đầu năm 2023, trong đó có Điều 80 quy định về khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa với 2 nội dung: Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh tức là giữa bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên… với người bệnh và hội chẩn trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đáng chú ý đó là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực y tế đó là khám chữa bệnh từ xa, mang lại dấu ấn, hiệu quả trong khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Theo Bộ Y tế, Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp đầu năm 2023, trong đó có Điều 80 quy định về khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa với 2 nội dung: Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh tức là giữa bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên… với người bệnh và hội chẩn trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Trong danh mục các dịch vụ áp dụng tạm thời trong y tế từ xa có cả các dịch vụ tại tuyến y tế cơ sở như tư vấn sức khỏe từ xa, khám chữa bệnh từ xa giữa bác sĩ gia đình và người bệnh mạn tính (theo nguyên lý Y học gia đình), khám chữa bệnh từ xa giữa bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến dưới. Ngoài ra, nhiều loại dịch vụ khám chữa bệnh từ xa khác cũng đã được áp dụng cho người cung cấp dịch vụ tương tác với người bệnh, chủ yếu ở cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu nhưng chưa có quy định pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật.

Giảm áp lực, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Giảm áp lực, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Luôn đặt mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong khám bệnh, chữa bệnh, giám định và đổi mới phương thức thanh toán BHYT, Bệnh viện K đã chủ động thay đổi, đơn giản hóa mạnh mẽ thủ tục khám chữa bệnh BHYT, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh… Hiện nay quá trình khám, chữa bệnh đã trở nên nhanh gọn và tiện lợi hơn rất nhiều. Bệnh viện đã cập nhật bộ mã danh mục dùng chung phục vụ cho việc quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT; Thực hiện việc gửi dữ liệu điện tử khám chữa bệnh và dữ liệu đề nghị thanh toán BHYT; Triển khai phần mềm quản lý bệnh viện…

Việc các bệnh viện tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, hoạt đông chuyên môn, đã không chỉ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mà còn giảm áp lực về mặt hành chính, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Khai thác tối đa hiệu quả của máy móc công nghệ và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống y tế thông minh cũng là hướng đi, là xu hướng tất yếu của các bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế đã có Quyết định số 1332/QĐ-BYT ngày 21/5/2024 về việc ban hành Sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VneID. Theo báo cáo của Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến thông báo tình hình liên thông dữ liệu tổng số hồ sơ đã liên thông: 33.820.744, trong đó 26.660.282 hồ sơ gửi đúng, chiếm 78,8%. Dự kiến trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ xây dựng hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VneID.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *