Triển khai sơ cấp cứu dựa vào cộng đồng để bảo vệ tính mạng người dân khi tai nạn, thương tích

Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp giữa Bộ Y tế và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để đánh giá, góp ý dự thảo và phối hợp triển khai Đề án “Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030“. 

GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp với sự tham dự của đại diện một số Vụ, Cục, Bệnh viện thuộc và trực thuộc Bộ Y tế cùng một số đơn vị liên quan.

Triển khai sơ cấp cứu dựa vào cộng đồng để bảo vệ tính mạng người dân khi tai nạn, thương tích- Ảnh 1.

Các đại biểu tham dự cuộc họp đánh giá, góp ý dự thảo và phối hợp triển khai Đề án “Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030”.

Tại cuộc họp diễn ra chiều 17/9, đại diện Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã trình bày dự thảo Đề án “Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030” trong đó nêu rõ tai nạn, thương tích có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi và chắc chắn không một quốc gia nào trên thế giới có đủ nhân viên y tế tại chỗ để xử lý kịp thời. 

Khi tai nạn xảy ra, việc sơ cấp cứu ban đầu là vô cùng quan trọng, vì có thể cứu được mạng người nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, hoặc vết thương chảy máu quá nhiều, bất tỉnh, hôn mê, say nắng, gãy xương lớn, gãy xương cột sống… hoặc giúp nạn nhân giảm bớt lo sợ, giảm chấn thương tâm lý, giảm mất máu, giảm đau đớn và giảm những biến chứng sau này do được sơ cấp cứu kịp thời và đúng cách. 

 Việc triển khai Đề án “Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030” trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa to lớn, khắc phục căn bản những khó khăn, hạn chế trong quá trình sơ cấp cứu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân về kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu tại cộng đồng. Việc thực hiện Đề án xuất phát từ yêu cầu bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân cũng như sự an toàn của cộng đồng. 

 Việc triển khai Đề án “Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030” trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa to lớn, khắc phục căn bản những khó khăn, hạn chế trong quá trình sơ cấp cứu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân về kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu tại cộng đồng. Việc thực hiện Đề án xuất phát từ yêu cầu bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân cũng như sự an toàn của cộng đồng. 

Tỷ suất tử vong do tai nạn, thương tích ghi nhận tại các cơ sở y tế là 10,15/100.000 người. Nếu ai cũng được học và thực hành kỹ năng sơ cấp cứu thì sẽ giảm thiểu được số ca tử vong do tai nạn. 

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong năm nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tượng thiên tai, thảm họa. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tử vong và thương tích đối với người dân.

Thông tin tại cuộc họp cho thấy các hoạt động sơ cấp cứu của ngành Y tế sau khi xảy ra tai nạn gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực được huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản, thiếu trang thiết bị tối thiểu phục vụ hoạt động sơ cấp cứu đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 

Hệ thống Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2023 trung bình mỗi năm sơ cấp cứu khoảng 50.000 nạn nhân, giúp họ an toàn trước khi chuyển đến cơ sở y tế, chiếm khoảng 0,5% tổng số nạn nhân tai nạn thương tích trên cả nước. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *