Người bệnh đái tháo đường cần lưu ý gì khi ăn xoài?

Cây xoài có tên khoa học Mangifera indica L., thuộc họ đào lộn hột (Anacardiaceae). Toàn cây xoài đều được dùng làm thuốc.

Quả có vị ngọt, chua, tính bình, tác dụng lý khí kiện tỳ, trị ho.

Quả có vị ngọt, chua, tính bình, tác dụng lý khí kiện tỳ, trị ho.

Hạt xoài có vị ngọt, đắng, tính bình, tác dụng hành khí giảm đau, được dùng để trị chứng miệng khát, họng khô, tiểu tiện không thông…

Đái tháo đường với những biểu hiện lâm sàng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều… Đông y xếp vào chứng tiêu khát. Chứng này có nhiều nguyên nhân gây ra, dẫn đến tân dịch giảm thiểu.

Đái tháo đường với những biểu hiện lâm sàng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều… Đông y xếp vào chứng tiêu khát. Chứng này có nhiều nguyên nhân gây ra, dẫn đến tân dịch giảm thiểu.

Nghiên cứu y học hiện đại cũng chỉ ra rằng trong xoài có nhiều chất xơ, chất xơ sẽ làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate qua đó làm giảm giải phóng glucose vào máu. Trong xoài cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương do tăng đường huyết gây ra. Việc sử dụng xoài một cách hợp lý xét theo cả khía cạnh Đông và Tây y lại mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh đái tháo đường.

Mặc dù xoài tốt cho người bệnh đái tháo đường, nhưng vẫn có nguy cơ tiềm ẩn làm tăng đường huyết nếu dùng quá nhiều. Vậy đối với người bệnh đái tháo đường, nên sử dụng loại quả này như thế nào mới được coi là hợp lý?

Không nên ăn quá nhiều xoài: Mỗi lần người bệnh chỉ nên ăn tối đa nửa quả xoài và không nên ăn thường xuyên. Có thể kết hợp với kiểm tra đường huyết sau khi ăn hoặc tham khảo lời khuyên từ bác sĩ có chuyên môn để đưa ra khẩu phần ăn hợp lý cho mỗi người.

Nên ăn xoài xanh: Những quả xoài chín thường chứa lượng đường cao hơn, dễ gây tăng đường huyết sau khi ăn, vậy nên người bệnh đái tháo đường có thể chọn ăn xoài khi còn xanh nhằm hạn chế việc đường huyết tăng nhanh sau khi ăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *