Miền Trung có tái diễn lũ lịch sử năm 2020 khi bão số 4 đổ bộ?

Qua theo dõi, đến nay các mô hình dự báo trong nước và quốc tế đều nhận định áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão (số 4) vào sáng mai (19/9), với cường độ cấp 8, giật cấp 10. Do tác động của áp thấp nhiệt đới, theo ông Khiêm, ở Trung Bộ có khả năng xuất hiện sóng lừng từ chiều nay, điều này có thể ảnh hưởng tới lồng bè và khu nuôi trồng thủy hải sản khu vực ven biển.

Qua theo dõi, đến nay các mô hình dự báo trong nước và quốc tế đều nhận định áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão (số 4) vào sáng mai (19/9), với cường độ cấp 8, giật cấp 10. Do tác động của áp thấp nhiệt đới, theo ông Khiêm, ở Trung Bộ có khả năng xuất hiện sóng lừng từ chiều nay, điều này có thể ảnh hưởng tới lồng bè và khu nuôi trồng thủy hải sản khu vực ven biển.

Đặc biệt, mưa lớn sẽ tập trung trong hai ngày 18 và 19/9 ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, với tổng lượng mưa phổ biến 200-300mm, có nơi trên 600mm. Các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh có mưa từ 150-300mm, có nơi trên 500mm. Tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi có mưa 70-150mm, có nơi trên 200mm.

“Vùng trũng, thấp, khu đô thị ở Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có nguy cơ bị ngập lụt và sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi khu vực này. Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa từ 40-80mm, có nơi trên 150mm. Nguy cơ xảy ra ngập lụt đô thị ở các tỉnh phía Nam, sạt lở đất ở các tỉnh Tây Nguyên”, ông Khiêm nói.

“Vùng trũng, thấp, khu đô thị ở Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có nguy cơ bị ngập lụt và sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi khu vực này. Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa từ 40-80mm, có nơi trên 150mm. Nguy cơ xảy ra ngập lụt đô thị ở các tỉnh phía Nam, sạt lở đất ở các tỉnh Tây Nguyên”, ông Khiêm nói.

Ngoài ra, mưa lớn sẽ khiến các sông Thanh Hóa – Quảng Nam xuất hiện lũ với biên độ 3-7 m. Các sông ở Quảng Bình – Quảng Nam lên mức báo động 1, 2 và trên báo động 2. Riêng các sông nhỏ ở Quảng Bình, Quảng Trị lên mức báo động 3.

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, chiều và tối nay, 18/9, các tỉnh Quảng Trị – Quảng Ngãi sẽ có thời gian tạm giảm mưa. “Đây không phải là hiện tượng giảm mưa khi tâm bão qua. Áp thấp nhiệt đới còn ở xa ngoài khu vực quần đảo Hoàng Sa, sáng mai mới tiến gần bờ và gây mưa to gió mạnh trở lại từ nửa đêm về sáng mai (19/9), đặc biệt là các tỉnh từ Quảng Nam trở ra tới Nghệ An. Do vậy người dân cần hết sức cảnh giác, chuẩn bị các phương án ứng phó đảm bảo an toàn về người và tài sản”, ông Lâm nói.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá, cơn bão số 4 sẽ hình thành ngay sát bờ nước ta. Áp thấp nhiệt đới đang di chuyển chậm lại sẽ tạo điều kiện được nạp năng lượng để mạnh lên nên sẽ còn khó đoán.

“Bão số 4 có cường độ không mạnh, chỉ giật đến cấp 10, song vấn đề lo ngại nhất bão gây mưa lớn, tập trung ở các tỉnh như Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng và một phần Quảng Ngãi; không ngoại trừ khả năng sẽ có đợt mưa tồi tệ xảy ra như trận lũ lụt ở miền Trung năm 2020”, ông Hiệp nhận định.

Thứ trưởng Hiệp đề nghị các địa phương rút kinh nghiệm từ cơn bão số 3; trong bão được phòng chống rất tốt, nhưng hoàn lưu sau bão gây ra thiệt hại rất lớn; tuyệt đối không được chủ quan. Các địa phương tiếp tục kêu gọi các tàu thuyền phải vào bờ, đồng thời tập trung rà soát tình trạng ngập lụt, nhất là các đô thị ven biển tại các thành phố như Huế, Đà Nẵng và có phương án sơ tán dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *