Đăng ký khám chữa bệnh BHYT giảm còn 6-15 giây nhờ công nghệ sinh trắc

Đây là một trong nhữg kết quả nổi bật của ngành BHXH Việt Nam trong thực hiện chuyển đổi số được nêu ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến vừa diễn ra.

Thông tin tại hội nghị cho thấy, BHXH Việt Nam là một trong bốn bộ, ngành đã triển khai rất tốt chuyển đổi số với 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình. BHXH Việt Nam đã cung cấp 25/25 (100%) thủ tục hành chính dưới dạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình, các dịch vụ công được cung cấp trên nhiều nền tảng: Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam, Cổng dịch vụ công quốc gia, ứng dụng VssID, các nhà cung cấp dịch vụ IVAN. Số giờ thực hiện thủ tục hành chính đã giảm 86%.

Khi thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế (BHYT), người dân có thể lựa chọn sử dụng ứng dụng VssID, VNeID hoặc thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip để làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT thay cho thẻ BHYT giấy. 100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng VssID, VNeID và thẻ CCCD gắn chip. Người dân đi khám chữa bệnh BHYT gặp rất nhiều thuận lợi”, chỉ cần sử dụng CCCD gắn chíp hoặc VNeID để làm thủ tục khám chữa bệnh, đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian cho cả người bệnh và cán bộ y tế, cơ quan BHXH cũng tiết kiệm được chi phí in ấn và phát hành thẻ BHYT.

Ngoài ra, BHXH Việt Nam đã hỗ trợ Bộ Y tế liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử. Nền tảng quan trọng để triển khai các dịch vụ công trực tuyến toàn trình (cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe và 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông Đăng ký khai sinh – đăng ký thường trú – cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử – Xóa đăng ký thường trú – Hỗ trợ chi phí mai táng.

Sắp tới, đây là nền tảng sử dụng chung để BHXH Việt Nam phối hợp cùng Bộ Y tế, Bộ Công an triển khai Hồ sơ sức khỏe và Sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại trên VNeID.

Sắp tới, đây là nền tảng sử dụng chung để BHXH Việt Nam phối hợp cùng Bộ Y tế, Bộ Công an triển khai Hồ sơ sức khỏe và Sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại trên VNeID.

Với phương châm hành động “lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo của sự phục vụ” để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng những thành quả từ chuyển đổi số, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên tất cả các lĩnh vực, nỗ lực phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu đề ra.

Một số kết quả nổi bật của BHXH Việt Nam về chuyển đổi số trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công của ngành phải kể đến như: 100% người tham gia được thu thập thông tin trong CSDL của ngành. CSDL của BHXH Việt Nam đã xác thực hơn 98,2 triệu thông tin nhân khẩu, trong đó có khoảng 87,9 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN, chiếm 98,2% tổng số người tham gia (không bao gồm lực lượng vũ trang, thân nhân quân đội) với CSDL quốc gia về dân cư.

Dữ liệu của BHXH Việt Nam là dữ liệu phát sinh từ quá trình thực hiện TTHC liên quan đến quản lý thông tin, đóng, hưởng các chế độ đảm bảo nguyên tắc “đúng, đủ sạch, sống“. BHXH Việt Nam lấy việc hoàn thiện dữ liệu làm trung tâm, nền tảng cho hoạt động chuyển đổi số toàn diện, là cơ sở quan trọng để liên thông, chia sẻ, phục vụ quản lý của Ngành và cải cách TTHC.

100% quy trình nghiệp vụ của ngành được thực hiện liên thông trên môi trường điện tử các kết quả được số hóa toàn diện. Các quy trình nghiệp vụ được tái cấu trúc một cách triệt để nhằm đơn giản hóa tối đa về thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

Toàn ngành BHXH Việt Nam đang có gần 30 hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin quản lý các quy trình nghiệp vụ, với hơn 20 nghìn tài khoản trong ngành thường xuyên truy cập, khai thác và sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ của Ngành, theo đó người dân có thể giao dịch với cơ quan BHXH 24/7 nhanh nhất, cải cách, thuận lợi nhất.

100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trong đó 100% dịch vụ công đủ điều kiện được cung cấp ở mức độ dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Hiện nay có khoảng 621 nghìn tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao động đang giao dịch điện tử với cơ quan BHXH thông qua các cổng dịch vụ công. 100% người dân có tài khoản định danh (VNeID) mức độ 2 có thể thực hiện các dịch vụ công trực tuyến của ngành BHXH Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 13 nghìn cơ sở y tế kết nối, liên thông trực tiếp với BHXH Việt Nam để thực hiện dịch vụ công thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho khoảng 170 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT một năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *