Cách nào ứng phó với thiên tai ngày càng dị thường?

Là quốc gia nằm ở vị trí đặc biệt, bình quân mỗi năm Việt Nam gánh chịu trực tiếp từ 5-7 cơn bão và hàng chục trận lũ, lụt cùng các hình thái thiên tai khác, gây nhiều thiệt hại về tài sản và tính mạng của nhân dân.

Là quốc gia nằm ở vị trí đặc biệt, bình quân mỗi năm Việt Nam gánh chịu trực tiếp từ 5-7 cơn bão và hàng chục trận lũ, lụt cùng các hình thái thiên tai khác, gây nhiều thiệt hại về tài sản và tính mạng của nhân dân.

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, trong 20 năm trở lại đây, tình hình thiên tai diễn ra không theo quy luật, dị thường và rất khốc liệt. Đặc biệt, mưa bão, lũ lụt xảy ra với cường độ rất mạnh, trên phạm vi rộng, để lại hậu quả nặng nề trong đời sống và sản xuất của người dân.

Ví như năm 2020, thiên tai đã làm 356 người chết và mất tích, tổng thiệt hại về kinh tế hơn 35.181 tỷ đồng. Mùa mưa bão năm 2022, cả nước đã có 175 người chết, mất tích, tổng thiệt hại gần 19.500 tỷ đồng. Mới đây, cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã làm 329 người chết và mất tích, gần 2.000 trường hợp bị thương, tổng thiệt hại về tài sản khoảng 50.000 tỷ đồng… Những số liệu nêu trên cho thấy, diễn biến của thiên tai vô cùng thảm khốc dù ngành chức năng đã dự báo trước tình hình và có thời gian chuẩn bị, ứng phó.

Ví như năm 2020, thiên tai đã làm 356 người chết và mất tích, tổng thiệt hại về kinh tế hơn 35.181 tỷ đồng. Mùa mưa bão năm 2022, cả nước đã có 175 người chết, mất tích, tổng thiệt hại gần 19.500 tỷ đồng. Mới đây, cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã làm 329 người chết và mất tích, gần 2.000 trường hợp bị thương, tổng thiệt hại về tài sản khoảng 50.000 tỷ đồng… Những số liệu nêu trên cho thấy, diễn biến của thiên tai vô cùng thảm khốc dù ngành chức năng đã dự báo trước tình hình và có thời gian chuẩn bị, ứng phó.

Năm 2011, trận động đất ngoài khơi Honshu của Nhật Bản đã tạo ra sóng thần cao hơn 40m gây ra thảm họa hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Nhật Bản muốn xây dựng đê ngăn sóng thần với các trận sóng thần có tần suất lặp lại tương tự trận sóng thần đã xảy ra song không khả thi vì tiêu tốn một số tiền rất lớn, vượt quá khả năng kinh tế quốc gia.

Do vậy, họ đã hoàn thiện một phương châm ứng phó với thiên tai đang được áp dụng phổ biến trên thế giới là áp dụng giải pháp cứng và giải pháp mềm; trong đó đầu tư cho giải pháp cứng ở mức độ vừa phải và tăng cường đầu tư cho giải pháp mềm một cách toàn diện để nó giúp giải pháp cứng trở nên hiệu quả.

Giải pháp cứng phòng chống thiên tai là các giải pháp đầu tư vào hạ tầng vật lý, như nâng cấp đường sá, đê điều, xây dựng các công trình thoát lũ, chống sạt lở đất… Giải pháp mềm bao gồm các giải pháp thay đổi kế hoạch sử dụng đất, đầu tư vào nghiên cứu khoa học về thiên tai, hệ thống dự báo, cảnh báo thiên tai, phương án chuẩn bị ứng phó thiên tai, sơ tán, cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ trước và sau thiên tai, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thiên tai, xóa đói giảm nghèo để nâng cao năng lực tự ứng phó với thiên tai…

Là quốc gia chịu nhiều thiên tai, điều kiện kinh tế của nước ta, các giải pháp cứng chỉ được và chỉ nên được đầu tư ở mức độ vừa phải. Giải pháp mềm cần được chú trọng vì nó cần chi phí thấp hơn nhiều so với giải pháp cứng nhưng hiệu quả rất lớn.

PGS.TS Vũ Thành Ca cho biết, trong cơn bão số 3 vừa qua, các cơ quan chức năng đã có giải pháp khá tốt để phòng chống bão. Công tác dự báo thời tiết được thực hiện với chất lượng cao và bản tin dự báo trong trận bão vừa qua khá chính xác. Tuy vậy, trong bão vẫn còn một số người thiệt mạng do không tuân thủ tốt những khuyến cáo của cơ quan chức năng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *