Khoảng 100.000 trẻ 1-10 tuổi ở TPHCM chưa được tiêm vaccine sởi

Ngày 10/9, Sở Y tế TPHCM cho biết, sau 10 ngày triển khai tiêm chủng vaccine sởi (31/8- 9/9) đã có 19.821 trẻ từ 1-5 tuổi được tiêm vaccine sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% trên tổng số 60.733 trẻ thuộc diện phải tiêm theo kế hoạch chủ động ứng phó dịch bệnh sởi trên địa bàn thành phố.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, số trẻ đi học từ lớp 1 – lớp 5 (6 – 10 tuổi) là 633.036 trẻ (số liệu năm học 2023-2024). Nếu ước tính số trẻ chưa được tiêm đủ mũi chiếm 10% tổng số trẻ thì dự kiến có 63.303 trẻ từ 6 – 10 tuổi phải tiêm vaccine trong chiến dịch này.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, số trẻ đi học từ lớp 1 – lớp 5 (6 – 10 tuổi) là 633.036 trẻ (số liệu năm học 2023-2024). Nếu ước tính số trẻ chưa được tiêm đủ mũi chiếm 10% tổng số trẻ thì dự kiến có 63.303 trẻ từ 6 – 10 tuổi phải tiêm vaccine trong chiến dịch này.

Như vậy, ước tính TPHCM có khoảng gần 125.000 trẻ (60.733 trẻ 1 – 5 tuổi và 63.303 trẻ 6 – 10 tuổi) cần tiêm vaccine sởi trong chiến dịch này.

Tính đến hết ngày 9/9, toàn thành phố đã có 19.821 trẻ từ 1 – 5 tuổi được tiêm vaccine sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% đối với nhóm trẻ từ 1-5 tuổi và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 -10 tuổi.

Tính đến hết ngày 9/9, toàn thành phố đã có 19.821 trẻ từ 1 – 5 tuổi được tiêm vaccine sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% đối với nhóm trẻ từ 1-5 tuổi và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 -10 tuổi.

Nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch sởi, đảm bảo trẻ được tiếp cận với vaccine càng sớm càng tốt và an toàn, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch sởi TPHCM yêu cầu UBND TP Thủ Đức, quận, huyện chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn và các ban, ngành, đoàn thể (cảnh sát khu vực, ban điều hành khu phố/ấp), huy động mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng, cộng tác viên dân số trên địa bàn tập trung thực hiện “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” lập danh sách trẻ từ 1 – 10 tuổi chưa được tiêm đủ mũi (không phân biệt thường trú và tạm trú), tiến hành vận động đưa trẻ đi tiêm. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ tiêm với nhiều điểm tiêm trên địa bàn (tại trường học, trạm y tế, bệnh viện, cơ sở tư nhân…) và thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn tiêm chủng.

Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, TP Thủ Đức, các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố lập danh sách và điều tra tiền sử tiêm chủng của học sinh và phối hợp trung tâm y tế, trạm y tế tổ chức tiêm chủng tại trường học hoặc trạm y tế.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các quận, huyện, TP Thủ Đức, các cơ sở trợ giúp xã hội thuộc ngành quản lý trên địa bàn thành phố lập danh sách và điều tra tiền sử tiêm chủng của trẻ từ 1 – 10 tuổi và phối hợp trung tâm y tế, trạm y tế tổ chức buổi tiêm chủng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc trạm y tế.

Chiều 9/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) đã giám sát công tác tiêm chủng vaccine sởi tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em Tam Bình, TP Thủ Đức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *