Yếu tố địa chất kích hoạt sạt lở ở Lào Cai, Yên Bái như thế nào?

Yếu tố địa chất kích hoạt sạt lở ở Lào Cai, Yên Bái như thế nào?- Ảnh 2.

PGS.TS Trần Tân Văn, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu, điểm bất thường năm nay là hiện tượng sạt lở, lũ quét không chỉ xảy ra ở vài địa phương như trước, mà lan rộng khắp 14 tỉnh từ Đông Bắc đến Tây Bắc, thậm chí xuống cả Nghệ An và Thanh Hóa.

PGS.TS Trần Tân Văn, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu, điểm bất thường năm nay là hiện tượng sạt lở, lũ quét không chỉ xảy ra ở vài địa phương như trước, mà lan rộng khắp 14 tỉnh từ Đông Bắc đến Tây Bắc, thậm chí xuống cả Nghệ An và Thanh Hóa.

Nguyên nhân khiến Lào Cai và Yên Bái – hai tỉnh vùng núi Tây Bắc – trở thành “điểm nóng” sạt lở, lũ quét là do hội tụ các yếu tố địa hình, địa chất, cộng với sự kích hoạt mạnh do mưa từ hoàn lưu bão Yagi, theo PGS.TS Trần Tân Văn.

Về địa hình, địa chất tự nhiên, khu vực Tây Bắc vốn nằm trên các đứt gãy lớn như đứt gãy sông Hồng, sông Chảy… Trong đó, đứt gãy sông Hồng là một trong những hệ thống lớn nhất, rộng 5-10 km và kéo dài hàng nghìn km, cắt qua Lào Cai, Yên Bái. Hệ thống này đã hình thành và hoạt động tích cực từ hàng chục triệu năm trước đến nay.

Về địa hình, địa chất tự nhiên, khu vực Tây Bắc vốn nằm trên các đứt gãy lớn như đứt gãy sông Hồng, sông Chảy… Trong đó, đứt gãy sông Hồng là một trong những hệ thống lớn nhất, rộng 5-10 km và kéo dài hàng nghìn km, cắt qua Lào Cai, Yên Bái. Hệ thống này đã hình thành và hoạt động tích cực từ hàng chục triệu năm trước đến nay.

Hoạt động của các đứt gãy khiến nền đất bị nứt nẻ, vò nhàu, tạo điều kiện cho nước thấm sâu, đất đá bị phong hóa mạnh trở nên mềm, bở rất nhanh. Bên cạnh đó, tỷ lệ diện tích có đá vôi ở Lào Cai – loại đá ít có khả năng gây trượt lở – thuộc nhóm thấp nhất miền núi phía Bắc. Địa hình của tỉnh đa phần là núi đất, ít rắn chắc và độ dốc lớn, gây nguy cơ trượt lở cao.

Ngoài Lào Cai, Yên Bái, các tỉnh lân cận như Sơn La, Lai Châu cũng chia sẻ đặc điểm địa hình, địa chất tương tự. Trong khi đó, các tỉnh phía Đông Bắc như Cao Bằng, Hà Giang có địa hình thấp hơn và phân bố nhiều đá vôi hơn.

Kết quả khảo sát của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản trong khoảng 2012-2020 cho thấy, vùng Tây Bắc (Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái) với đặc điểm địa hình núi cao, chia cắt sâu, chiếm 61% tổng số điểm sạt lở toàn miền Bắc. Trong khi, khu vực phía Đông (Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang) chiếm 39%.

Theo dữ liệu của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, trong 10 ngày trước bão Yagi, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng đều ghi nhận lượng mưa trên 100 mm. Đỉnh điểm tổng lượng mưa ở Yên Bái lên đến 270 mm mỗi ngày trong một tuần trước bão.

Hai ngày sau bão, lượng mưa trung bình ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc khoảng 130 mm. Trong đó, Yên Bái, Lào Cai là điểm “rốn”, ghi nhận lượng mưa tăng gần gấp đôi, gấp ba (trên 300 mm) trong 24 giờ, tương đương với cấp cảnh báo độ rủi ro thiên tai lũ quét cấp 2 và 3. Khu vực này tiếp tục duy trì lượng mưa trên 470 mm bốn ngày sau đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *