Cận cảnh đôi ‘Kỳ lân Châu Á’ được làm từ hàng nghìn dây bẫy động vật

Cận cảnh đôi 'Kỳ lân Châu Á' được làm từ hàng nghìn dây bẫy động vật- Ảnh 1.

Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông (KBT) nằm trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên 37.469,44 ha. Bên cạnh thực vật rừng đa dạng, về động vật rừng có 95 loài thú, 201 loài chim, 32 loài bò sát và 17 loài lưỡng cư. Trong đó, 62 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 52 loài trong sách đỏ IUCN.

Cận cảnh đôi 'Kỳ lân Châu Á' được làm từ hàng nghìn dây bẫy động vật- Ảnh 1.

Các thành viên đội tuần tra, tháo gỡ bẫy động vật.

Trước mối đe dọa từ thực trạng săn bắt, bẫy động vật gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái rừng tự nhiên, KBT thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ động vật hoang dã. Thông qua sự phối hợp và hỗ trợ kinh phí của tổ chức WWF tại Việt Nam, KBT thành lập 3 đội tuần tra, tháo gỡ bẫy động vật rừng.

Trước mối đe dọa từ thực trạng săn bắt, bẫy động vật gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái rừng tự nhiên, KBT thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ động vật hoang dã. Thông qua sự phối hợp và hỗ trợ kinh phí của tổ chức WWF tại Việt Nam, KBT thành lập 3 đội tuần tra, tháo gỡ bẫy động vật rừng.

Ông Trương Quang Trung, Giám đốc Ban quản lý KBT cho biết, với lực lượng gồm thành viên nhận khoán bảo vệ rừng và cán bộ kiểm lâm tiểu khu, sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, các đội tổ chức hơn 153 đợt tuần tra phát hiện, tháo dỡ trên 5.000 bẫy động vật rừng; phá hủy 64 lán trại bất hợp pháp.

Theo ông Trung, để đạt được những kết quả trên, các đội tuần tra ngày đêm len lỏi dưới những cánh rừng rậm để tháo gỡ các loại dây bẫy được thợ săn giăng mắc, ngụy trang chực chờ các loài thú kiếm ăn “sa chân”.

Theo ông Trung, để đạt được những kết quả trên, các đội tuần tra ngày đêm len lỏi dưới những cánh rừng rậm để tháo gỡ các loại dây bẫy được thợ săn giăng mắc, ngụy trang chực chờ các loài thú kiếm ăn “sa chân”.

“Việc tháo gỡ bẫy góp phần mang lại môi trường sống an toàn và tốt hơn cho các loài động vật hoang dã. Nhưng để tiếp tục phát huy giá trị, đẩy mạnh tuyên truyền chúng tôi đặt ra vấn đề xử lý số dây bẫy sao cho phù hợp”, ông Trung nói.

Sau khi thu được lượng lớn dây bẫy, Ban quản lý KBT đưa ra ý tưởng và đề xuất sử dung dây bẫy để kết thành đôi “Sao La” phục vụ hoạt động truyền thông tại đơn vị.

“Nhận thấy đề xuất hết sức ý nghĩa đối với hoạt động truyền thông bảo tồn động vật hoang dã, cũng như giá trị hoạt động của các đội tuần tra, tháo gỡ bẫy mang lại, tổ chức WWF thống nhất tài trợ kinh phí để thực hiện”, Ban quản lý KBT cho hay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *