Những thực phẩm thiết yếu và an toàn trong vùng ngập lụt

Những thực phẩm thiết yếu và an toàn trong vùng ngập lụt- Ảnh 1.

Chuẩn bị và tiếp tế thực phẩm là nhu cầu cấp thiết trong các tình huống khẩn cấp như lũ lụt. Không phải tất cả các loại thực phẩm đều tốt để tiêu thụ trong những vùng ngập lụt và không phải tất cả các loại thực phẩm đều có thể bảo quản tốt trong thảm họa thiên nhiên. Lựa chọn đúng loại thực phẩm sẽ đảm bảo duy trì chế độ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và tái thiết cuộc sống cho người dân sau khi lũ lụt.

Chuẩn bị và tiếp tế thực phẩm là nhu cầu cấp thiết trong các tình huống khẩn cấp như lũ lụt. Không phải tất cả các loại thực phẩm đều tốt để tiêu thụ trong những vùng ngập lụt và không phải tất cả các loại thực phẩm đều có thể bảo quản tốt trong thảm họa thiên nhiên. Lựa chọn đúng loại thực phẩm sẽ đảm bảo duy trì chế độ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và tái thiết cuộc sống cho người dân sau khi lũ lụt.

Mặc dù khu vực bạn đang sống nước có thể chỉ ngập tới đầu gối, nhưng nước đó không an toàn để uống. Nước lũ có thể chứa nhiều loại hóa chất và vi khuẩn có hại như thuốc trừ sâu, phân bón chảy ra từ vườn, đồng ruộng, chứa hóa chất gia dụng từ các công trình bị cuốn trôi. Ngay cả nước uống từ đường ống trong nhà cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn và hóa chất. Nước giếng cũng có thể bị nhiễm bẩn.

Người dân chỉ sử dụng nước từ các nguồn an toàn (nước đóng chai nếu có) cho đến khi nguồn nước sinh hoạt của gia đình đã được xử lý an toàn, không còn bị ô nhiễm.

Người dân chỉ sử dụng nước từ các nguồn an toàn (nước đóng chai nếu có) cho đến khi nguồn nước sinh hoạt của gia đình đã được xử lý an toàn, không còn bị ô nhiễm.

Ưu tiên lương thực, thực phẩm đóng gói sẵn

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân vùng bị thiên tai, bão lũ, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo các tổ chức/cá nhân cứu trợ thực phẩm nên ưu tiên quyên góp, ủng hộ lương thực, thực phẩm bao gói sẵn, có hạn sử dụng, bảo quản dài ngày như: lương khô, các thực phẩm đóng hộp, bao gói kín như thịt, cá, rau củ quả đóng hộp, mỳ ăn liền, xúc xích tiệt trùng, nước uống đóng chai, đóng bình… của các cơ sở chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm, có ghi nhãn và hạn sử dụng đầy đủ theo quy định.

Cục An toàn thực phẩm lưu ý, những người cấp phát thực phẩm cứu trợ cần bao gói hàng cẩn thận để tránh bị ngấm nước mưa hoặc rơi, ngập trong nước lũ, bùn. Đối với các thực phẩm tự chế biến, bao gói có thời hạn sử dụng ngắn, cần lưu ý thời gian vận chuyển để đảm bảo khi thực phẩm tới tay người được cứu trợ không bị biến chất, ôi thiu, mốc hỏng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *