Hội chẩn chuyên gia Nhật Bản nỗ lực cứu bệnh nhi của vụ lũ quét thôn Làng Nủ

Hội chẩn chuyên gia Nhật Bản nỗ lực cứu bệnh nhi của vụ lũ quét thôn Làng Nủ- Ảnh 1.

Cuối giờ sáng nay – 15/9, PGS.TS Đào Xuân Cơ – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cùng Ban giám đốc đã chủ trì cuộc hội chẩn chuyên gia các chuyên khoa Nhi, Hồi sức tích cực, Hô hấp, Vi sinh, Dược cùng chuyên gia Khối ngoại, Tiêu hoá, Thần kinh, Chấn thương chỉnh hình, Huyết học…

Đặc biệt buổi hội chẩn có sự hiện diện của chuyên gia chẩn đoán hình ảnh của Nhật Bản để cùng trao đổi phương án điều trị cho bệnh nhi 11 tuổi là nạn nhân của vụ lũ quét thôn Làng Nủ ( Lào Cai).

Hội chẩn chuyên gia Nhật Bản nỗ lực cứu bệnh nhi của vụ lũ quét thôn Làng Nủ- Ảnh 1.

Các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai và chuyên gia Nhật Bản tham gia buổi hội chẩn điều trị bệnh nhân của vụ lũ quét kinh hoàng xảy ra ở thôn Làng Nủ (Lào Cai).

Báo cáo tại cuộc hội chẩn, BS Nguyễn Công Khắc – Trung tâm Nhi khoa cho hay, bé gái sau 4 ngày được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai tình trạng phù nề của bệnh nhân giảm, rối loạn đông máu giảm, tuy nhiên bệnh nhân này vẫn được chẩn đoán đa chấn thương.

Hiện bệnh nhân vẫn được an thần, thở máy, đồng tử phản xạ ánh sáng yếu, nhưng vấn đề viêm phổi của bệnh nhân rất trầm trọng do ứ nước, hít phải nhiều bùn đất trong vụ lũ quét.

Theo báo cáo của tuyến trên, 6h sáng 10/9, xảy ra vụ lũ quét thôn Làng Nủ, em bé bị cuốn chìm trong nước, sau 2 tiếng được phát hiện vớt lên, chuyển đến bệnh viện, đặt nội khí quản sau 30 phút.

Theo báo cáo của tuyến trên, 6h sáng 10/9, xảy ra vụ lũ quét thôn Làng Nủ, em bé bị cuốn chìm trong nước, sau 2 tiếng được phát hiện vớt lên, chuyển đến bệnh viện, đặt nội khí quản sau 30 phút.

Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Sơn – Giám đốc Trung tâm Hồi sức – Tích cực (Bệnh viện Bạch Mai) tình trạng tổn thương phổi của bệnh nhi này đang rõ nhất, mức độ tổn thương phổi rất lớn, nhiều khả năng dị vật vẫn tắc nghẽn trong đó.

Bệnh nhi vẫn tiếp tục thở máy với gây tê thấp để bảo vệ phổi, tiếp tục cho bệnh nhân an thần, giãn cơ sâu hơn nữa, từ đó dần dần giảm gây tê.

PGS.TS Đỗ Ngọc Sơn cũng lo ngại nguy cơ vài ngày tới sẽ xuất hiện suy đa phủ tạng. Chuyên gia cũng đề xuất bơm rửa phế quản, tuy nhiên việc này khá khó khăn do chảy máu, tổn thương bên trong kết dính với niêm mạc đường hô hấp, do đó hiện tại việc bơm rửa sẽ không hiệu quả.

Chuyên gia hô hấp cho hay hiện ở sâu trong phổi của bệnh nhân vẫn còn dị vật. Với tình trạng viêm đường phổi phù nề, hoại tử chảy máu nên việc soi để làm sạch khá khó khăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *