Thứ trưởng Bộ Y tế: TPHCM tuyệt đối không để dịch chồng dịch

Ngày 29/8, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế – đã làm trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM).

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, WHO đã đưa ra cảnh báo về tình trạng gia tăng đột biến ca mắc sởi và nguy cơ bùng phát tại nhiều khu vực đặc biệt là nhóm người chưa được tiêm phòng đầy đủ. Tính riêng 3 tháng đầu năm đã có gần 57.000 ca mắc. Một số quốc gia như Anh, Pháp…đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với dịch sởi.

Tính từ đầu năm tới ngày 25/8, TPHCM đã có 525 ca sốt phát ban nghi sởi. Trong đó, có 209 ca dương tính (39,8%), 164 ca không lấy mẫu (31,2%), 02 ca có kết quả xét nghiệm không xác định (0,4%), 23 ca chưa có kết quả (4,4%) và 127 ca âm tính (24,2%).

Tính từ đầu năm tới ngày 25/8, TPHCM đã có 525 ca sốt phát ban nghi sởi. Trong đó, có 209 ca dương tính (39,8%), 164 ca không lấy mẫu (31,2%), 02 ca có kết quả xét nghiệm không xác định (0,4%), 23 ca chưa có kết quả (4,4%) và 127 ca âm tính (24,2%).

Riêng tại Bệnh viện Nhi đồng 1, từ đầu năm tới nay bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nội trú cho 368 ca bệnh sởi. Trong đó, có 42 ca phải điều trị tại khoa Hồi sức Nhiễm. Số ca sởi đang gia tăng ở một số tỉnh, thành phố và đặc biệt tại TPHCM.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, có 5 nguyên nhân khiến dịch sởi bùng phát. Theo đó, nguyên nhân đầu tiên là do khoảng trống tiêm chủng các bệnh lưu hành trong thời gian đại dịch COVID-19.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, có 5 nguyên nhân khiến dịch sởi bùng phát. Theo đó, nguyên nhân đầu tiên là do khoảng trống tiêm chủng các bệnh lưu hành trong thời gian đại dịch COVID-19.

Nguyên nhân thứ ba là hệ quả phong tỏa hạn chế đi lại thời gian COVID-19 đã khiến khả năng miễn dịch của con người đối với các bệnh lây nhiễm thông thường giảm xuống.

Thứ tư là xu hướng hội nhập hợp tác quốc tế sau dịch COVID-19 ngày càng tăng, đặc biệt là quá trình đô thị hóa. Cuối cùng là ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tình trạng kháng thuốc kháng sinh, thiếu hụt thuốc, vật tư và khó khăn trong nghiên cứu, phát triển các loại vaccine, thuốc và các phác đồ điều trị.

“Tình hình dịch sởi đang ngày càng trở nên khó khăn, thách thức cho cả nước, đặc biệt là cho TPHCM và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc ứng phó dịch bệnh, điều trị cho các bệnh nhân sinh sống trên địa bàn và các tỉnh thành lân cận chuyển tới”, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương nhận định.

Theo báo cáo của TS.BS Ngô Ngọc Quang Minh – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, trong số 42 ca sởi nặng cần điều trị tại khoa Hồi sức Nhiễm của bệnh viện, tỉ lệ chích ngừa đủ 2 mũi vaccine ở những bệnh nhi này là 0%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *