Mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHYT, giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh mạn tính, hiếm, hiểm nghèo từ sớm

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh thông tin này tại lễ mít tinh nhân dịp 15 năm “Ngày BHYT Việt Nam” do Bộ Y tế tổ chức hôm nay (1/7) tại Hà Nội. Hôm nay cũng là tròn 15 năm thực hiện Luật BHYT đầu tiên của Việt Nam và 15 năm Ngày BHYT Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, cùng nhiều đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố và các đơn vị thuộc Bộ Y tế, BHXH Việt Nam cùng nhiều đại biểu bộ, ban, ngành, đoàn thể tham dự sự kiện.

Mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHYT, giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh mạn tính, hiếm, hiểm nghèo từ sớm- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: “BHYT là chính sách an sinh xã hội quan trọng của Đảng và nhà nước, là cơ chế tài chính công trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe…”

Mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHYT, giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh mạn tính, hiếm, hiểm nghèo từ sớm- Ảnh 5.

Bà Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh tại lễ mít tinh.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: Chính sách BHYT của nước ta phát triển qua nhiều giai đoạn. Cột mốc đánh dấu sự phát triển chính sách BHYT quan trọng nhất là việc Quốc hội ban hành Luật BHYT năm 2008.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết thêm, với định hướng thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe và BHYT toàn dân, mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ; được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia BHYT và thụ hưởng các dịch vụ y tế, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 đã nêu rõ mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ tham gia BHYT đạt 95% dân số; Tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế giảm còn 35%;

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc thiết kế chính sách và thanh toán BHYT có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc xác định các dịch vụ được cung cấp ở mỗi cấp độ của hệ thống y tế và do đó là đòn bẩy quan trọng để định hướng toàn bộ hệ thống tới chăm sóc sức khỏe ban đầu có chất lượng.

Ngày 01/7/2009, Luật BHYT đầu tiên của Việt Nam này chính thức có hiệu lực thi hành, đây là cơ sở pháp lý cao nhất đầu tiên để thể chế hóa quan điểm của Đảng và nhà nước ta về phát triển bảo hiểm y tế toàn dân nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già.

Đến năm 2030, tỷ lệ tham gia BHYT trên 95% dân số. Tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc y tế giảm còn 30%.

Tiếp đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT được ban hành vào năm 2014. Luật BHYT được ban hành là một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHYT, tác động tích cực đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHYT.

Do đó, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: tiếp tục quán triệt nhận thức sâu sắc về vai trò của BHYT như một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các chương trình công tác của các cơ quan Đảng và chính quyền.

Tiếp đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT được ban hành vào năm 2014. Luật BHYT được ban hành là một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHYT, tác động tích cực đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHYT.

Do đó, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: tiếp tục quán triệt nhận thức sâu sắc về vai trò của BHYT như một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các chương trình công tác của các cơ quan Đảng và chính quyền.

Thông tin tại buổi lễ, Bộ trưởng Đào Hồng Lan đã đưa ra “những con số biết nói”, đó là: Số người tham gia BHYT ngày càng gia tăng. Tính đến tháng 12/2023, toàn quốc có trên 93 triệu người tham gia BHYT, đạt tỉ lệ bao phủ 93,15% dân số.

Cùng đó, tiếp tục hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách về BHYT, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tham gia BHYT đối với người lao động, thân nhân người lao động, các đối tượng yếu thế. Rà soát bảo đảm không bỏ sót các đối tượng, thực hiện bao phủ BHYT đến mọi đối tượng trong xã hội; tính toán đề xuất mức đóng phù hợp để bảo đảm khả năng cân đối của quỹ BHYT.

Đáng chú ý là trong bối cảnh kinh tế, xã hội chịu ảnh hướng lớn của đại dịch COVID 19, tỷ lệ này chứng tỏ BHYT đã là một nhu cầu của đời sống xã hội, nhận thức về ý nghĩa của việc tham gia BHYT được nâng cao, chất lượng dịch vụ y tế, dịch vụ BHYT đáp ứng sự hài lòng của người tham gia, và nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong đảm bảo an sinh xã hội nói chung và BHYT nói riêng.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan cũng nhấn mạnh việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận với BHYT và dịch vụ khám, chữa bệnh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức thực hiện; chia sẻ, sử dụng thông tin hiệu quả giữa các cơ sở y tế;

Chất lượng khám chữa bệnh BHYT ngày càng cải thiện, người dân được tiếp cận dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đại, nhiều thuốc mới, hiệu quả cao, giúp nhiều người vượt qua ốm đau và các căn bệnh hiểm nghèo.

Đồng thời, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt là tại tuyến y tế cơ sở. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nhân lực, cơ sở vật chất; tạo điều kiện cho các bệnh viện tư nhân tham gia chăm sóc, khám chữa bệnh bằng BHYT, góp phần giảm tải cho các bệnh viện cấp chuyên sâu và giảm thiểu tình trạng lãng phí.

“Quỹ BHYT luôn được cân đối và có kết dư đang trở thành nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh, bảo vệ tài chính cho người tham gia BHYT khi ốm đau bệnh tật phải khám và điều trị. Chính sách BHYT đã bảo đảm nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT” – Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.

“Song song đó khẩn trương hoàn thiện cơ chế quản lý đấu thầu, mua sắm, sử dụng thuốc và thiết bị y tế theo hướng tiết kiệm và hiệu quả, công khai minh bạch. Đổi mới phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT phù hợp giữa cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan BHXH, bảo đảm công khai, minh bạch, tránh lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác giám định BHYT bảo đảm kiểm sát tốt việc chi tiêu khám chữa bệnh BHYT, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người tham gia và cho cơ sở khám chữa bệnh BHYT”- Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *