Bé 10 tháng tuổi được phát hiện bị bệnh amip ‘ăn não’ sau 3 ngày sốt cao

Ngày 31/5, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, bệnh viện đang điều trị cho một bệnh nhân bị bệnh amip “ăn não” hiếm gặp.

PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên – Trưởng khoa Hồi sức nhiễm – Bệnh viện Nhi đồng 1 – thông tin, khoa Hồi sức Nhiễm – Bệnh viện Nhi Đồng 1 đang tiếp nhận một trường hợp trẻ 10 tháng tuổi nhập viện vào ngày thứ 3 của bệnh với các triệu chứng sốt cao, nôn ói nhiều và lừ đừ. Trẻ có tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh.

Bé 10 tháng tuổi được phát hiện bị bệnh amip 'ăn não' sau 3 ngày sốt cao- Ảnh 1.

Bệnh nhi bị amip “ăn não”. Ảnh: BVCC.

Sau nhập viện khoảng 8 giờ, trẻ bắt đầu lên cơn co giật toàn thân nhiều lần kèm rối loạn tri giác nên được đặt nội khí quản. Sau đó bệnh nhi bắt đầu hôn mê sâu, không đáp ứng với các kích thích, siêu âm não và chụp cắt lớp vi tính sọ não ghi nhận có giãn não thất cấp tính.

Sau nhập viện khoảng 8 giờ, trẻ bắt đầu lên cơn co giật toàn thân nhiều lần kèm rối loạn tri giác nên được đặt nội khí quản. Sau đó bệnh nhi bắt đầu hôn mê sâu, không đáp ứng với các kích thích, siêu âm não và chụp cắt lớp vi tính sọ não ghi nhận có giãn não thất cấp tính.

Xét nghiệm nhiễm trùng tăng cao (chỉ số CRP: 151 mg/L), dịch não tủy vàng đục, 4032 tế bào bạch cầu (80% đa nhân), lactate dịch não tủy 11,8 mmol/L, protein dịch não tủy 6,9 g/L. Các xét nghiệm nuôi cấy tác nhân thông thường trong máu và dịch não tủy đều âm tính.

Trưởng khoa Hồi sức nhiễm chia sẻ: “Biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm của bé diễn tiến xấu rất nhanh nên các bác sĩ đã quyết định làm PCR đa tác nhân trong dịch não tủy. Kết quả xét nghiệm ghi nhận ký sinh trùng Naegleria fowleri trong dịch não tủy với số lượng copies rất cao. Kết quả này sau đó đã được xác nhận lại bằng soi tươi phát hiện có amip “ăn não” trong mẫu dịch não tủy của bệnh nhi”.

Hiện tại bệnh nhi vẫn đang được điều trị tích cực với thở máy, dẫn lưu não thất ngoài để giảm áp lực nội sọ, chống phù não, kháng sinh phổ rộng và các thuốc theo khuyến cáo của CDC nhưng tình trạng vẫn còn rất nặng.

Hiện tại bệnh nhi vẫn đang được điều trị tích cực với thở máy, dẫn lưu não thất ngoài để giảm áp lực nội sọ, chống phù não, kháng sinh phổ rộng và các thuốc theo khuyến cáo của CDC nhưng tình trạng vẫn còn rất nặng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *