Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Dược: Hình thành chuỗi nhà thuốc để tạo động lực cạnh tranh, cải tiến phục vụ người dân

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Dược: Hình thành chuỗi nhà thuốc để tạo động lực cạnh tranh, cải tiến phục vụ người dân- Ảnh 1.

Một trong những nội dung được đề cập trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Dược là công tác tổ chức, sắp xếp lại hệ thống kinh doanh, phân phối thuốc. Trong đó, một loại hình kinh doanh mới đang trở nên phổ biến hiện nay là kinh doanh chuỗi nhà thuốc.

Xung quanh nội dung này, chúng tôi đã trao đổi với TS.Dược sĩ Lê Việt Dũng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Dược: Hình thành chuỗi nhà thuốc để tạo động lực cạnh tranh, cải tiến phục vụ người dân- Ảnh 1.

TS.Dược sĩ Lê Việt Dũng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế.

Xin ông thông tin về một số nội dung đổi mới được đề cập trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Dược?

Xin ông thông tin về một số nội dung đổi mới được đề cập trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Dược?

TS Lê Việt Dũng: Luật Dược được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 06/4/2016, thay thế Luật Dược năm 2005, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về dược tại Việt Nam, cơ bản phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Thông qua các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật về dược đã được ban hành, ngành dược Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đạt cấp độ 3,5 theo thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có giá trị thị trường trong tốp 3 ASEAN…; góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cũng cho thấy một số nội dung của Luật Dược 2016 không còn phù hợp với yêu cầu quản lý; gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dược, ảnh hưởng đến việc cung ứng thuốc, nhất là trong điều kiện cấp bách như phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua.

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cũng cho thấy một số nội dung của Luật Dược 2016 không còn phù hợp với yêu cầu quản lý; gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dược, ảnh hưởng đến việc cung ứng thuốc, nhất là trong điều kiện cấp bách như phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua.

Về phạm vi điều chỉnh, nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược lần này tập trung vào một số quy định liên quan đến giải thích từ ngữ, chính sách. Về bố cục, dự thảo Luật gồm 41 khoản, đi sâu vào nội dung liên quan đến chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực dược, quy định về hành nghề dược, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc, đăng ký, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thu hồi thuốc, thông tin, quảng cáo thuốc, thử thuốc trên lâm sàng, quản lý chất lượng thuốc và quản lý giá thuốc.

Trong số những điểm mới có sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách phát triển công nghiệp dược; tổ chức, sắp xếp lại hệ thống kinh doanh, phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc; (3) quy định về quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược có vốn đầu tư nước ngoài; (4) thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề dược…

– Ông có thể thông tin cụ thể hơn về nội dung liên quan loại hình chuỗi nhà thuốc đề xuất trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Dược?

TS Lê Việt Dũng: Trong thời gian gần đây, do quá trình phát triển, chuyên môn hóa của xã hội đã dẫn đến hình thành một số hoạt động kinh doanh dược, các hệ thống chuỗi nhà thuốc bắt đầu định hình rõ nét và xác định được vị trí của mình trong việc phân phối thuốc từ nhà phân phối đến bệnh nhân/người tiêu dùng ở kênh ngoài bệnh viện.

Luật Dược năm 2016 đã có chính sách để phát triển hình thức kinh doanh chuỗi nhà thuốc tại Khoản 9 Điều 7 như sau: “Khuyến khích chuyển giao công nghệ trong sản xuất thuốc; phát triển mạng lưới lưu thông phân phối, chuỗi nhà thuốc, bảo quản và cung ứng thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả, bảo đảm cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc có chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của Nhân dân”.

Tuy nhiên điều kiện, cũng như quyền lợi của cơ sở kinh doanh chuỗi nhà thuốc chưa được quy định cụ thể để khuyến khích hình thức này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *