Sau gần 8 năm triển khai, Đề án Tây Bắc đã hoàn thành bản đồ địa chất – khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 trên 13.381 km, bao phủ vùng Tây Bắc; phát hiện 110 mỏ khoáng sản thuộc 25 loại khoáng sản quý, quan trọng.
Sau gần 8 năm triển khai, Đề án Tây Bắc đã hoàn thành bản đồ địa chất – khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 trên 13.381 km, bao phủ vùng Tây Bắc; phát hiện 110 mỏ khoáng sản thuộc 25 loại khoáng sản quý, quan trọng.
Trong số các mỏ khoáng sản kim loại, có tới 40 mỏ vàng với tổng tài nguyên cấp 333 xác định được hơn 29,8 tấn vàng.
Trong 40 mỏ vàng trên, có 14 mỏ trung bình, 26 mỏ nhỏ, phân bổ tại các tỉnh: Điện Biên (1), Lai Châu (5), Hà Giang (Yên Bái) (2), Cao Bằng (3), Tuyên Quang (8), Lạng Sơn (3), Bắc Kạn (8), Sơn La (2), Thanh Hóa (4), Nghệ An (4). Tổng tài nguyên cấp 333 xác định được hơn 29,9 tấn vàng. Khoáng sản đi kèm có bạc, đồng, antimon.
Trong 40 mỏ vàng trên, có 14 mỏ trung bình, 26 mỏ nhỏ, phân bổ tại các tỉnh: Điện Biên (1), Lai Châu (5), Hà Giang (Yên Bái) (2), Cao Bằng (3), Tuyên Quang (8), Lạng Sơn (3), Bắc Kạn (8), Sơn La (2), Thanh Hóa (4), Nghệ An (4). Tổng tài nguyên cấp 333 xác định được hơn 29,9 tấn vàng. Khoáng sản đi kèm có bạc, đồng, antimon.
Đề án cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất – khoáng sản hiện đại, cho phép tra cứu, quản lý và chia sẻ thông tin nhanh chóng, minh bạch, phục vụ hiệu quả về quy hoạch và khai thác tài nguyên khoáng sản tại các địa phương; khoanh định 7 khu vực khoáng sản ẩn sâu và dự báo nhiều khu vực tiềm năng để tiếp tục điều tra, đánh giá trong giai đoạn tới.
Ông Trần Bình Trọng, Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản cho biết năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Tây Bắc. Đây là một trong những đề án điều tra địa chất cơ bản lớn nhất cả nước, có quy mô rộng, đối tượng đa dạng, thời gian thực hiện kéo dài gần 8 năm.
Kết thúc vào năm 2024, Đề án Tây Bắc đã hoàn thành toàn bộ khối lượng được giao. Nổi bật là các đơn vị thực hiện Đề án đã lập bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 trên 13.081 km²; thực hiện 498 lỗ khoan với tổng chiều sâu hơn 46.000 m, trong đó 90% lỗ khoan gặp thân quặng – một tỉ lệ rất cao.
Theo GS.TS Phan Trường Thị, Viện Đá quý, vàng và trang sức Việt, dù là khu vực có nhiều mỏ vàng nhất nhưng mỏ vàng lớn nhất Việt Nam lại không nằm ở khu vực miền núi phía Bắc. Cụ thể, mỏ Bồng Miêu và Phước Sơn (Quảng Nam) được đánh giá là hai trong số những mỏ có trữ lượng vàng lớn (tổng khoảng 20 tấn). Trong đó, mỏ vàng Bồng Miêu là mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất cả nước.
Ở vùng núi phía Bắc, vùng có biểu hiện khoáng hóa vàng khá tập trung ở quanh Đồi Bù (Hòa Bình) như Cao Răm, Da Bạc, Kim Bôi… với tổng trữ lượng khoảng 10 tấn. Theo đánh giá của Bộ Công nghiệp trước đây, đây là vùng vàng có triển vọng cần được đầu tư khảo sát, thăm dò, khai thác, tuyển, chế biến và hình thành khu công nghiệp vàng song đến nay chưa có nghiên cứu tiếp theo.